Bộ sách “Làng cổ Hà Nội” là đề tài thuộc mảng sách Kinh tế, văn hoá, xã hội của Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” (giai đoạn 2) do Nhà xuất bản Hà Nội là chủ đầu tư thực hiện. Đề tài do Tiến sĩ Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chủ trì việc tổ chức biên soạn.
Đây là một công trình nghiên cứu về làng quê Hà Nội xưa, nhằm góp phần tích cực vào việc tổng kết và phát huy giá trị lịch sử và văn hóa ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt; mỗi làng đều có lãnh thổ riêng và những phong tục tập quán đặc thù. Quá trình hình thành, phát triển, xây dựng cuộc sống cộng đồng, lao động, đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm đã tạo dựng nên văn hóa làng. Chính văn hóa làng đã tạo cho người Việt sức mạnh bền vững và dẻo dai. Văn hóa làng với sự ngưng kết đậm nét biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng - tôn giáo. Văn hóa làng còn có một cơ sở vật chất là đình, đền, chùa, miếu, lũy tre, cây đa, giếng nước...
Những yếu tố vật thể và phi vật thể trên hòa quyện vào nhau và tích hợp lại thành văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
Hiện nay, trên đất nước ta có nhiều làng được hình thành từ lâu đời, còn lưu giữ được cơ bản những thành tố và dấu tích lịch sử của văn hóa làng, ta thường gọi là làng cổ.
Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện, 12 quận và 1 thị xã.
Với nông thôn rộng và vùng ven nội (huyện chuyển thành quận) còn sản xuất nông nghiệp, nên ở Hà Nội có nhiều địa danh mang tên làng, trong đó một số địa phương còn bảo tồn được các làng cổ.
Để lựa chọn được các làng cổ tiêu biểu đưa vào cuốn sách, Ban Biên soạn “Làng cổ Hà Nội” đã xây dựng tiêu chí chung nhận diện làng cổ Hà Nội, trong đó cốt lõi là: làng được tạo lập từ 300 năm trở lên (từ đầu thế kỷ thứ XVIII), hiện còn bảo lưu được nhiều nét đặc sắc của văn hóa làng Việt. Từ tiêu chí, qua khảo sát, hội thảo, Ban Biên soạn đã chọn ra một số làng cổ tiêu biểu bao gồm: làng cổ tiêu biểu toàn diện; làng cổ tiêu biểu trên một số thành tố đặc sắc. Trong bộ sách “Làng cổ Hà Nội” được giới thiệu 70 làng cổ tiêu biểu và 8 cụm làng cổ điển hình (gồm các làng cổ trong một xã hay một phường).
Bộ sách “Làng cổ Hà Nội” gồm hai tập với hai nội dung chính: Phần 1 -Dấu ấn văn hoá của làng Việt và làng cổ Hà Nội; Phần 2 - Một số làng cổ tiêu biểu ở Hà Nội. Ngoài ra, còn có ảnh minh hoạ ở mỗi làng, phụ lục ảnh màu và phần Phụ lục. Đây là một đề tài nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn công phu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị chỉ đạo và thực hiện, với sự tham gia của các nhà khoa học và cán bộ quản lý văn hóa các cấp. Cuốn sách cũng được tham khảo, chắt lọc từ nhiều nguồn tài liệu hiện có về lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa, kể cả tài liệu truyền thống của làng xã.
MỤC LỤC | |
Lời Nhà xuất bản | 5 |
Các chữ viết hoa, viết tắt | 7 |
Phần 1 DẤU ẤN VĂN HOÁ LÀNG VIỆT VÀ LÀNG CỔ HÀ NỘI | |
I. VÀI NÉT VỀ LÀNG VIỆT VÀ VĂN HÓA LÀNG | |
1. Làng Việt | 9 |
2. Văn hóa làng | 12 |
3. Đặc trưng và phân loại làng | 24 |
II. LÀNG CỔ HÀ NỘI - TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN | |
1. Đặc điểm của làng cổ Hà Nội | 27 |
2. Tiêu chí nhận diện làng cổ Hà Nội | 31 |
III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG CỔ HÀ NỘI | |
1. Vài nét về thực trạng làng cổ Hà Nội | 33 |
2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ Hà Nội | 37 |
Phần 2 MỘT SỐ LÀNG CỔ TIÊU BIỂU Ở HÀ NỘI | |
1. Làng Bát Tràng (x. Bát Tràng, huyện Gia Lâm) Bùi Xuân Đính | 43 |
2. Làng Bình Đà (x. Bình Minh, h. Thanh Oai) Nguyễn Doãn Trường | 60 |
3. Làng Bình Vọng (x. Văn Bình, h. Thường Tín) Lương Văn Tăng | 73 |
4. Làng Canh Hoạch (x. Dân Hòa, h. Thanh Oai) Bùi Xuân Đính | 88 |
5. Làng Chi Nê (x. Trung Hòa, h. Chương Mỹ) Đặng Bằng | 104 |
6. Làng Chuyên Mỹ (x. Chuyên Mỹ, h. Phú Xuyên) Đặng Bằng | 111 |
7. Làng Cổ Đô (x. Cổ Đô, h. Ba Vì) Bùi Ngọc Quý | 119 |
8. Làng Cổ Loa (x. Cổ Loa, h. Đông Anh) Nguyễn Khả Hùng | 134 |
9. Làng Chuông (x. Phương Trung, h. Thanh Oai) Bùi Xuân Đính | 154 |
10. Làng Cự Trình - Hội Phụ (x. Đông Hội, h. Đông Anh) Nguyễn Thị Dơn | 170 |
11. Làng Đa Sĩ (p. Dương Nội, q. Hà Đông) Đặng Bằng | 182 |
12. Làng Đại Phùng (x. Đan Phượng, h. Đan Phượng) Trịnh Trọng Quý | 194 |
13. Làng Đại Mỗ (p. Đại Mỗ, q. Nam Từ Liêm) Nguyễn Thị Dơn | 206 |
14. Làng Đông Khê(x. Đan Phượng, h. Đan Phượng) Lưu Minh Trị | 219 |
15. Làng Đông Ngạc (p. Đông Ngạc, q. Bắc Từ Liêm) Bùi Xuân Đính | 237 |
16. Làng Đôn Thư (x. Kim Thư, h. Thanh Oai) Lưu Minh Trị | 258 |
17. Làng cổ ở Đường Lâm (x. Đường Lâm, tx. Sơn Tây) Đặng Bằng | 276 |
18. Làng Giá - Yên Sở(x. Yên Sở, h. Hoài Đức) Bùi Xuân Đính | 289 |
19. Làng Hà Lỗ(x. Liên Hà, h. Đông Anh) Nguyễn Thị Dơn | 305 |
20. Làng Hát Môn (x. Hát Môn, h. Phúc Thọ) Lưu Minh Trị | 315 |
21. Làng Hạ Mỗ (x, Hạ Mỗ, h. Đan Phượng) Nguyễn Toạ | 330 |
22. Làng Hạ Lôi (x. Mê Linh, h. Mê Linh) Lưu Minh Trị | 354 |
23. Làng Hạ Thái (x. Duyên Thái, h. Thường Tín) Nguyễn Thị Thanh Hoà | 374 |
24. Làng Hậu Ái (x. Vân Canh, h. Hoài Đức) Bùi Xuân Đính | 382 |
25. Làng Hoàng Mai (p. Hoàng Văn Thụ, q. Hoàng Mai) Trần Văn Mỹ | 394 |
26. Các làng ở Hương Sơn (x. Hương Sơn, h. Mỹ Đức) Đặng Bằng | 404 |
27. Làng Hương Gia (x. Phú Cường, h. Sóc Sơn) Nguyễn Thị Phượng | 415 |
28. Làng Hương Ngải (x. Hương Ngải, h. Thạch Thất) Lưu Minh Trị | 428 |
29. Làng Khê Thượng (x. Sơn Đà, h. Ba Vì) Phạm Thị Lan Phương | 449 |
30. Làng Khả Lãm (x. Cao Thành, h. Ứng Hòa) Đặng Bằng | 465 |
31. Làng Kiêu Kỵ (x. Kiêu Kỵ , h. Gia Lâm) Lưu Minh Trị | 473 |
32. Làng Kim Lũ(p. Đại Kim, q. Hoàng Mai) Triệu Chinh Hiểu | 490 |
33. Làng Kim Sơn (x. Kim Sơn, h. Gia Lâm) Đỗ Văn Thịnh | 502 |
34. Làng Kim Hoàng (x. Vân Canh, h. Hoài Đức) Bùi Xuân Đính | 514 |
35. Làng Láng (p. Láng Thượng và p. Láng Hạ, q. Đống Đa) Nguyễn Thị Dơn | 532 |
36. Làng La Cả(p. Dương Nội, q. Hà Đông) Nguyễn Thị Tươi | 549 |
37. Làng Lệ Mật (p. Việt Hưng, q. Long Biên) Bùi Thế Quân | 570 |
38. Làng Liên Bạt (x. Liên Bạt, h. Ứng Hòa) Lưu Minh Trị | 581 |
39. Làng Lỗ Khê(x. Liên Hà, h. Đông Anh) Nguyễn Thị Dơn | 599 |
40. Làng Lương Xá(x. Lam Điền, h. Chương Mỹ) Trịnh Văn Ban | 614 |