Tác giả | Đặng Gia Nải |
ISBN | 978-604-82-2555-1 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3316-7 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2018 |
Danh mục | Đặng Gia Nải |
Số trang | 186 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cầu dầm BTCT, đặc biệt cầu BTCTDUL được xây dựng nhiều sau ngày đất nước thống nhất.
Ở miền Bắc trong giai đoạn đầu tái thống nhất đất nước do cần phải tập trung khôi phục hệ thống cầu đường bị tàn phá nên phần lớn cầu đường bộ với nhiều chủng loại được xây dựng lại mà chủ yếu là loại cầu dầm giản đơn được xây dựng bằng một số kiểu dầm thiết kế mẫu theo tiêu chuẩn của Liên Xô (CHUP 365-67) với khẩu độ nhịp từ 21-30m với cấp tải trọng từ H10, H13 đến H18 và H30 thi công bằng các công nghệ truyền thống. Trong khi đó ở miền Nam phần lớn các công trình cầu dầm BTCTDUL được xây dựng chủ yếu bằng dầm Châu Thới thiết kế theo tiêu chuẩn của Mỹ (AASHO) với cấp tải trọng H15(14T), H20(18T), HS20(32,65T) với khẩu độ nhịp lần lượt là 12,5m, 15,5m, 18,6m, 21,6m, 24,7m. Tuy nhiên trên thực tế loại khẩu độ nhịp 24,7m được sử dụng khá phổ biến.
Nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ngành GTVT trong những năm đầu thập kỷ 80, đặc biệt từ 1995 đến nay đã và đang tiến hành nhiều dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết kế và công nghệ xây dựng nhiều kiểu cầu dầm BTCTDUL hiện đại. Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ xây mới ngành đường bộ cũng đã triển khai nhiều dự án duy tu sửa chữa gia cường nhiều công trình cầu yếu BTCTDUL có biểu hiện xuống cấp do hư hỏng trong đó đặc biệt chú ý đối với hệ thống cầu cũ trước yêu cầu khai thác đoàn xe tải nặng bằng các giải pháp sửa chữa truyền thống.
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Tình hình xây dựng và khai thác cầu dầm BTCTDUL | |
ở Việt Nam | |
1.1. Mở đầu | 5 |
1.2. Tình hình xây dựng và khai thác cầu dầm BTCTDUL ở Việt Nam | 6 |
1.3. Những nhận xét đánh giá bước đầu về thực trạng hư hỏng | |
ảnh hưởng đến chất lượng khai thác cầu BTCTDUL ở nước ta | |
từ sau năm 1975 | 29 |
Chương 2. Các loại hư hỏng cục bộ dầm bê tông và phương pháp | |
sửa chữa | |
2.1. Sửa chữa nứt trong dầm cầu BTCT DƯL | 39 |
2.2. Các phương pháp sửa chữa nứt trong kết cấu dầm cầu BTCTDUL | 40 |
2.3. Sử dụng bê tông phun trong sửa chữa cầu BTCTDUL | 49 |
Chương 3. Các giải pháp tăng cường ổn định chịu lực của | |
dầm cầu BTCTDUL | 69 |
3.1. Tăng cường dầm BTCTDUL bằng dán bản thép | 69 |
3.2. øng dụng vật liệu tấm vải sợi frp trong sửa chữa | |
gia cường ổn định kết cấu dầm cầu BTCTDUL | 73 |
3.3. Tính toán thiết kế | 109 |
3.4. Một số nhận xét chung | 112 |
Chương 4. Giải pháp gia cường nâng cấp cầu yếu BTCT | |
bằng kết cấu DUL ngoài | 113 |
4.1. Lịch sử ra đời và phát triển của giải pháp kết cấu DUL ngoài | 113 |
4.2. Tình hình áp dụng kết cấu DUL ngoài ở Việt Nam | 114 |
4.3. Giới thiệu về hệ thống kết cấu DUL ngoài | 116 |
Chương 5. Giải pháp gia cường nâng cấp cầu yếu BTCT | |
bằng tâm vải sợi các bon - frp ứng suất trước | 166 |
5.1. Khái quát | 166 |
5.2. Các biện pháp tạo UST cho tấm composite | 168 |
5.3. Tính toán kết cấu tấm composite ứng suất trước | 171 |
5.4. Ví dụ tính toán | 174 |
Tài liệu tham khảo | 180 |