Vì những lý do khách quan, tại giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến ra mắt năm 2010, mảng sách Văn học - Nghệ thuật còn thiếu một bộ môn nghệ thuật rất quan trọng, đó là mỹ thuật. Nhằm bổ khuyết cho sự trống vắng đó, ở giai đoạn II của Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội.
Cuốn sách do nhóm tác giả là những nhà nghiên cứu mỹ thuật chủ trì biên soạn gồm Nguyễn Đức Hòa (chủ biên), Trần Hậu Yên Thế và Nguyễn Đức Bình.
Về kết cấu, cuốn sách bao gồm 4 phần chính:
- Phần I. Mỹ thuật thời Tiền Thăng Long (từ sơ kỳ đồ đồng 2000 trước CN đến 1009 sau CN) Phần này có tính chất dẫn luận, giới thiệu mỹ thuật thời kỳ trước định đô qua các hiện vật khảo cổ khai quật được, có niên đại trước năm 1010.
- Phần II. Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội giai đoạn 1010 - 1883
Nội dung phần này giới thiệu mỹ thuật trên đất Thăng Long kể từ thời lập đô năm 1010. Các tác phẩm mỹ thuật thể hiện qua các di vật khảo cổ, các di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, các sắc phong của triều đình... Trong phần này cũng giới thiệu các dòng tranh dân gian nổi tiếng một thời, đó là tranh Hàng Trống và Kim Hoàng. Ngoài ra, các tác giả còn giới thiệu một số tranh vẽ về Thăng Long của người phương Tây thế kỷ XVII, tiêu biểu là tranh của Samuel Baron, tái hiện sinh động những cảnh hoạt động và sinh hoạt cung đình thời Vua Lê, Chúa Trịnh.
- Phần III. Mỹ thuật Hà Nội giai đoạn 1884 - 1945
Ở giai đoạn này, mỹ thuật Hà Nội đã có nhiều ảnh hưởng và tiếp thu từ nền mỹ thuật hiện đại phương Tây, cả về hình thức, thể loại và chất liệu thể hiện. Mỹ thuật thời kỳ này hết sức đa dạng, với tranh hội họa, các công trình điêu khắc ngoài trời, các kiến trúc hoa sắt trang trí… Đặc biệt, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1924 đã tạo ra nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư lừng danh như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Vũ Cao Đàm, Diệp Minh Châu… với những tác phẩm sống mãi với thời gian.
- Phần IV. Mỹ thuật Hà Nội từ 1945 đến nay
Nội dung phần này giới thiệu sự phát triển và những thành tựu của mỹ thuật Hà Nội từ ngày ra đời nhà nước dân chủ nhân dân. Cùng với hoạt động mỹ thuật ở thủ đô kháng chiến trên chiến khu, các tác giả cũng giới thiệu hoạt động mỹ thuật trong lòng Hà Nội thời tạm chiếm (1947 - 1954). Ngoài các thể loại mỹ thuật đương đại, sách còn giới thiệu một số dòng tranh bình dân như tranh truyền thần, tranh Tết và tranh phổ biến, tranh Bờ Hồ… Tuy đây không phải là dòng tranh nghệ thuật đích thực, nhưng những dòng tranh này cũng hiện diện rộng rãi trong đời sống xã hội một thời.
Do tính chất sâu, rộng của nguồn tư liệu, chúng tôi không có tham vọng xây dựng một cuốn sách chuyên khảo đầy đủ, có hệ thống, thể hiện toàn diện về lịch sử mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội. Ở lần xuất bản này, cuốn sách chỉ là sơ thảo về lịch sử mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội, được trình bày dưới dạng sách tranh, tái hiện các hình ảnh tiêu biểu về mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ với các bài viết ngắn gọn, súc tích mang tính tổng quan.
MỤC LỤC | |
Những chữ viết tắt | 4 |
LỜI NHÀ XUẤT BẢN | 5 |
LỜI NÓI ĐẦU | 7 |
PHẦN I: MỸ THUẬT THỜI TIỀN THĂNG LONG (từ sơ kỳ đồ đồng 2000 trCN đến 1009 sau CN). | 11 |
Mỹ thuật tiền Đông Sơn ở Hà Nội và các vùng ngoại vi. | 15 |
Mỹ thuật Đông Sơn tại Hà Nội và vùng ngoại vi. | 19 |
Mỹ thuật vùng đất Hà Nội từ thời Bắc thuộc đến trước khi định đô Thăng Long. | 29 |
Phủ thành Đại La bước chuẩn bị nền móng cho kinh đô Thăng Long sau này. | 35 |
PHẦN II: MỸ THUẬT THĂNG LONG - HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1010 - 1883 | 49 |
Bản chất kinh kỳ với các giá trị văn hóa - nghệ thuật. | 51 |
Hình tượng rồng Việt ở chốn kinh kỳ. | 55 |
Hình tượng chim phượng ở Thăng Long - Hà Nội xưa. | 69 |
Các loại gạch trang trí ở Thăng Long. | 77 |
Chạm khắc trang trí trên đá tại các di tích cổ ở Thăng Long - Hà Nội. | 82 |
Bia điện Nam Giao thời Lê Trung hưng | 90 |
Nghệ thuật trang trí các bia tiến sỹ Văn Miếu Thăng Long. | 93 |
Chạm khắc trang trí ở lăng đá. | 102 |
Chạm khắc trang trí thành bậc đá. | 103 |
Chạm khắc trang trí trên giếng đá ở Thăng Long. | 104 |
Chạm khắc trang trí trên bệ đá đền Quan Đế. | 105 |
Chạm khắc trang trí trên cổng thành Hà Nội xưa. | 106 |
Chạm khắc trang trí trên các hương án đá. | 108 |
Chạm khắc trang trí trên cây hương, cột đá. | 110 |
Bia hậu ở Thăng Long xưa. | 114 |
Nghệ thuật cung đinh và nghệ thuật dân gian. | 121 |
Tạo tượng nhân vật thời phong kiến ở Thăng Long. | 125 |
Tượng linh vật. | 139 |
Chạm khắc gỗ ở Thăng Long xưa. | 143 |
Đồ gỗ mỹ nghệ ở Thăng Long - Hà Nội xưa. | 152 |
Đồ đồng ở Thăng Long - Hà Nội xưa. | 161 |
Vẻ đẹp gốm sứ Việt ở Thăng Long thời phong kiến. | 167 |
Tranh cổ ở Thăng Long và vùng ngoại vi. | 186 |
Tranh vẽ sơn ta trên gỗ | 186 |
Các tranh thờ vẽ trên lụa và giấy. | 192 |
Các sắc phong trên giấy sắc, thời hậu kỳ phong kiến, thế kỷ XVII, XVIII, XIX. | 196 |
Dòng tranh dân gian Hàng Trống. | 198 |
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng. | 205 |
Ảnh hưởng bất ngờ và đặc biệt của phương Tây vào mỹ thuật Đại Việt hậu kỳ phong kiến. | 209 |
Tranh vẽ Thăng Long của người phương Tây thế kỷ XVII. | 213 |
PHẦN III: MỸ THUẬT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884 – 1945 | 217 |
Mỹ thuật Hà Nội thời Pháp thuộc (1884 – 1945). | 217 |
Họa sỹ Pháp vẽ Hà Nội đầu thế kỷ XX. | 218 |
Trường Mỹ thuật Đông Dương (Ecole Superieure des Beaux-arts de l’indochine) 1925-1945. | 223 |
Tượng đài và tượng vườn ở Hà Nội thời Pháp thuộc. | 254 |
Hoa sắt Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. | 259 |
Trang trí mặt tiền nhà mặt phố ở Hà Nội thời Pháp thuộc. | 264 |
PHẦN IV: MỸ THUẬT HÀ NỘI TỪ 1945 ĐẾN NAY | 269 |
Mỹ thuật Hà Nội 1945 – 1946. | 273 |
Mỹ thuật trong lòng Hà Nội thời tạm chiếm (1947- 1954). | 276 |
Mỹ thuật kháng chiến chống Pháp với đề tài Hà Nội. | 281 |
Mỹ thuật Hà Nội sau 1954. | 285 |
Hà Nội chiến đấu và chiến thắng. | 298 |
Hà Nội lao động và dựng xây. | 315 |
Nghìn xưa văn hiến. | 326 |
Phong cảnh Hà Nội. | 341 |
Người Hà Nội . | 363 |
Tượng ở đài Hà Nội. | 384 |
Những vấn đề đô thị đương đại và thân phận cá nhân. | 391 |
Không gian Hà Nội những dấu vết trong nghệ thuật thị giác đương đại. | 399 |
LỜI CUỐI SÁCH | 413 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 414 |
MỤC LỤC | 417 |