Tác giả | PGS.TS. Tống Trung Tín |
ISBN | 978-604-55-4259-0 |
ISBN điện tử | 978-604-355-032-0 |
Khổ sách | 22 x 19 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | PGS.TS. Tống Trung Tín |
Số trang | 382 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra miền đất Thủ đô Hà Nội ngày nay thành lập Kinh đô Thăng Long. Kể từ đó trở đi, Thăng Long là nơi đóng đô của các vương triều Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Thời Nguyễn, Thăng Long với thành Hà Nội là hành cung của các vua Nguyễn, là trọng trấn đứng đầu phía Bắc của Đại Nam. Từ năm 1945 đến nay, Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau đó là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình phát triển lâu dài hàng nghìn năm, các vương triều quân chủ Việt Nam nối tiếp nhau xây dựng thành lũy cùng hàng trăm cung điện, chùa tháp, đền đài, cung quán, cầu cống... tạo nên một Kinh đô Việt Nam độc đáo, hoa lệ có lịch sử lâu dài nhất Việt Nam. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, dấu tích Kinh đô xưa hầu như đã bị hủy hoại, trên mặt đất chỉ còn lại dấu tích của các thời Lê - Nguyễn như Cột Cờ - Đoan Môn - Kính Thiên - Bắc Môn... Vì vậy, hàng trăm năm qua, giới nghiên cứu đã phải dày công nghiên cứu lịch sử cũng như diện mạo của Kinh đô Thăng Long. Đặc biệt, từ năm 2002 đến nay, ngày càng có thêm nhiều phát hiện khảo cổ học mới cung cấp các chứng cứ mang tính xác thực cao dấu tích một kinh đô đa dạng, phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất.
Công việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa Kinh đô Thăng Long nghìn năm mới chỉ là bước đầu và còn rất lâu dài ở phía trước đòi hỏi sự hợp tác liên ngành, liên cơ quan, hợp tác với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Trong khi chờ đợi các công trình nghiên cứu tổng hợp sâu sắc, PGS.TS. Tống Trung Tín (chủ trì và chủ nhiệm hầu hết các cuộc khai quật khảo cổ học Thăng Long gần đây) và các cộng sự đã cố gắng nghiên cứu, bước đầu trình bày một cách khái lược nhất các kết quả nghiên cứu thời gian qua. Đây là công trình nghiên cứu công bố dưới dạng sách ảnh, do đó các trình bày rất ngắn gọn nhưng được kèm theo rất nhiều hình ảnh minh họa do nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thiết và một số cộng sự thực hiện được lựa chọn kỹ mang tính tiêu biểu. Đọc “Kinh đô Thăng Long - những khám phá khảo cổ học”, ta sẽ thấy những kết quả cơ bản vắn tắt từng cuộc khai quật, và qua đó thấy được phần nào miền đất Thăng Long được hình thành và phát triển từ ít nhất khoảng 3500 năm cách ngày nay qua các thời kỳ xây dựng và gìn giữ lịch sử văn hóa Việt hàng nghìn năm dưới thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, thời kỳ độc lập tự chủ đầu tiên dưới thời Đinh - Tiền Lê, và cuối cùng xây dựng một Kinh đô Thăng Long với sự tập trung cao độ của trí tuệ Việt Nam tiêu biểu cho sự phát triển rực rỡ của văn hóa Việt Nam dưới các thời Lý - Trần - Lê trong giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước trong khu vực và thế giới.
Qua Kinh đô Thăng Long - những khám phá khảo cổ học, người đọc có thể hình dung khái quát, nhanh chóng, cụ thể và sinh động các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long nói riêng, giá trị lịch sử - văn hóa của di sản Kinh đô Thăng Long nói chung.
Mục lục | |
Lời giới thiệu | 8 |
I. KHẢO CỔ HỌC VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU KINH ĐÔ THĂNG LONG | 14 |
1. Thắng địa Thăng Long | 15 |
1.1. Vị trí | 15 |
1.2. Lược sử hình thành và phát triển | 16 |
2. Khảo cổ học với việc nghiên cứu Kinh đô Thăng Long | 24 |
2.1. Lược sử khảo cổ học Thăng Long | 24 |
2. 2. Tầng văn hóa Thăng Long - Hà Nội | 26 |
II. KHảO CỔ HỌC TRỤC DI TÍCH ĐOAN MÔN - HẬU LÂU - BẮC MÔN - KÍNH THIÊN | 28 |
1. Địa điểm Đoan Môn | 29 |
2. Địa điểm Hậu Lâu | 39 |
3. Địa điểm Bắc Môn | 49 |
4. Khu vực Chính điện Kính Thiên | 59 |
III. KHẢO CỔ HỌC ĐỊA ĐIỂM 18 HOÀNG DIỆU | 82 |
1. Di tích, di vật thời Tiền Thăng Long | 83 |
2. Di tích, di vật thời Đinh - Tiền Lê | 92 |
3. Di tích, di vật thời Lý | 97 |
4. Di tích, di vật thời Trần | 151 |
5. Di tích, di vật thời Lê sơ, thời Mạc, | |
thời Lê Trung hưng, thời Tây Sơn và thời Nguyễn | 179 |
IV. KHẢO CỔ HỌC CÁC ĐỊA ĐIỂM KHÁC | |
1. Địa điểm 11 Lê Hồng Phong | 229 |
2. Địa điểm 62 - 64 Trần Phú | 231 |
3. Địa điểm Giảng Võ trường | 248 |
4. Địa điểm Quần Ngựa | 254 |
5. Địa điểm Văn Miếu | 257 |
6. Địa điểm Đàn Xã Tắc | 268 |
7. Địa điểm đàn tế Nam Giao | 281 |
8. Địa điểm Tràng Tiền Plaza và 47 Hàng Dầu | 297 |
9. Địa điểm Đoài Môn | 305 |
10. Địa điểm Cầu Giấy - đê Bưởi | 311 |
11. Địa điểm Đào Tấn - đê Bưởi | 318 |
12. Địa điểm Đội Cấn - đê Bưởi | 325 |
13. Địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám | 333 |
V. NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA NỔI BẬT TOÀN CẦU | 344 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 375 |