Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kinh tế xây dựng với cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Tập 2: Đánh giá kinh tế, tổ chức lao động và đảm bảo vật tư trong doanh nghiệp xây dựng với cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số
4.5
308
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảPGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
ISBN978-604-82-7627-0
ISBN điện tử978-604-82-7623-2
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2024
Danh mụcPGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
Số trang244
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

            Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Công nghiệp xây dựng là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, phát triển theo quy luật kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của ngành Xây dựng là kết qua của sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng. Thực hiện hoàn thiện cơ chế theo cơ chế thị trường, Nhà nước hướng dẫn có tính định hướng, tạo môi trường bình đẳng cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, xây dựng các công cụ tạo điều kiện thực hiện cơ chế đàm phán, thỏa thuận về chi phí xây dựng của các chủ thể, xã hội hóa công tác tư vấn đầu tư xây dụng,... là những nội dung cốt lồi về cơ chế vận hành quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong kinh tế thị trường ở Việt Nam.

            Cùng với quá trình phát triển của đất nước, những đột phá công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi những nền tảng phát triển kinh tế- và xã hội, đồng thời chuyển đổi số ngành Xây dựng là nội dung rất quan trọng đang được Nhà nước tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả để góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công của các hoạt động xây dựng. Quy mô các công trình xây dựng ngày càng lớn, nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng. Hàng năm, ngành Xây dựng sử dụng lượng vốn ngân sách và các nguồn vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế cho ngành Xây dựng nói chung và nghiên cứu kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường nói riêng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số là việc làm cần thiết.

            Khoa học kinh tế xây dựng là một khoa học bao gồm nhiều nội dung phong phú và có tính chất liên ngành; sự thay đổi đáng kể về tầm quan trọng của các nguồn lực đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới có lợi cho các nền kinh tế “thâm dụng” công nghệ gắn với cuộc cách mạng số (cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0); làm giảm vị thế của các nền kinh tế “thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay “thâm dụng” lao động và làm thay đổi hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng gắn liền với chuyển đổi số tại Việt Nam.

            Mục tiêu xuyên suốt của cuốn sách là sư dụng tiết kiệm vốn đầu tư, làm được nhiều việc, giảm nhẹ lao động của người lao động, tiết kiệm hao phí về vật tư, máy móc, thiết bị mà hiệu quả kinh tế lại cao đê phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong nền kinh tế quốc dân.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
  
Lời nói đầu3
Danh mục và giải thích nghĩa các từ viêt tăt7
Chương 3. Phương pháp so sánh đánh giá kinh tế các phương án kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công thời kỳ đầu chuyển đổi số 
3.1. Chuyển đổi số giải quyết các bài toán quản trị đặc thù của doanh nghiệp thiết kê - thi công xây dựng9
3.2. Phương pháp so sánh đánh giá về mặt kinh tế các phương án kỹ thuật trong xây dựng16
3.3. Phương pháp so sánh đánh giá về mặt kinh tế các phương án thiết kế tổ chức thi công26
Chương 4. Tổ chức lao động, tiền lương và năng suất lao động trong xây dựng với cách mạng công nghiệp 4.0 & chuyển đổi số  
4.1. Tổ chức lao động trong doanh nghiệp xây dựng thời kỳ cách mạng 4.046
4.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của doanh nghiệp xây dựng thời kỳ cách mạng 4.065
4.3. Năng suất lao động trong xây dựng với cách mạng công nghiệp 4.094
4.4. Tiên lương trong xây dựng thời kỳ đầu chuyên đổi số121
Chương 5. Đảm bảo vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng khi chuyển đổi số 
5.1. Khái niệm và phân loại vật tư kỹ thuật trong xây dựng184
5.2. Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường khi chuyển đổi số185
5.3. Dự trữ vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường khi chuyển đổi số192
5.4. Lập kê hoạch, mua sắm và quản lý hợp đồng mua sắm vật tư khi chuyển đổi số204
5.5. Quản lý vật tư trong dự án đầu tư xây dựng khi chuyển đổi số225
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
31
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
3285