Tác giả | PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng |
ISBN | 978-604-66-3921-3 |
ISBN điện tử | 978-604-66-4067-7 |
Khổ sách | 19 x 27cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng |
Số trang | 232 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Bệnh tim mạch đã và đang là nguyên nhân gây tử vong cũng như tàn phế hàng đầu trên thế giới và trong nước, gây tiêu tốn một nguồn lực (gồm cả nhân lực và vật lực) rất lớn trong xã hội. Nhu cầu chăm sóc, điều trị bệnh cũng ngày một lớn. Chuyên ngành Tim mạch nói chung của nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua. Công tác chăm sóc điều dưỡng cũng đã đạt nhiều tiến bộ. Tuy vậy, vấn đề chăm sóc điều dưỡng chuyên ngành sâu như Tim mạch vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập và rất cần phải được hệ thống, hoàn thiện và cập nhật để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong chuyên ngành.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và qua thực tiễn công tác giảng dạy, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tim mạch tại một trung tâm tim mạch hàng đầu trong cả nước, các cán bộ của Bộ môn Tim Mạch - Đại học Y Hà Nội và của Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai đã biên soạn cuốn sách này nhằm phần nào đáp ứng các nhu cầu về đào tạo chăm sóc điều dưỡng trong chuyên ngành tim mạch. Các tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất trong chuyên ngành, trong đó có nhấn mạnh xu hướng hội nhập với xu thế bệnh lý và công tác điều dưỡng trên thế giới.
Cuốn sách được biên soạn với mục đích làm tài liệu tham khảo cho điều dưỡng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân tim mạch. Cuốn sách không nhằm mục đích giới thiệu sâu về bệnh học tim mạch mà chủ yếu mang tính thực hành với những thông tin thiết yếu cần cho công tác chăm sóc bệnh nhân tim mạch. Nội dung của cuốn sách đã cố gắng đề cập đến hầu hết các vấn đề cơ bản về các bệnh tim mạch mà điều dưỡng viên làm việc trong chuyên khoa tim mạch có thể gặp phải (ví dụ: bệnh lý van tim, bệnh lý nhiễm trùng, các bệnh tim bẩm sinh và di truyền, các chứng loạn nhịp hay gặp và cấp cứu tim mạch...). Trong cuốn sách, vấn đề chăm sóc bệnh nhân bị bệnh động mạch vành (ĐMV), một bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ngày càng gia tăng ở Việt Nam, được chú ý nhiều nhất.
Cuốn sách được bao phủ một phạm vi rộng các vấn đề liên quan trực tiếp tới công tác chăm sóc bệnh nhân tim mạch, không phân biệt nơi mà họ đang được điều trị.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ không chỉ là một tài liệu tham khảo tốt cho điều dưỡng chuyên ngành tim mạch mà còn cung cấp những thông tin cần thiết về chuyên ngành tim mạch cho điều dưỡng làm việc trong nhiều chuyên khoa khác nhau. Bệnh nhân tim mạch không phải lúc nào cũng được quản lý ở một đơn vị chuyên khoa, vì vậy, rất nhiều trong số họ khi có những triệu chứng đầu tiên đã đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc điều dưỡng đa khoa hoặc những triệu chứng đó được ghi nhận một cách tình cờ khi họ điều trị các bệnh khác.
MỤC LỤC | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương I: TÌNH HÌNH BỆNH TIM MẠCH VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH | 13 |
A. Tình hình bệnh tim mạch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tim mạch | 13 |
B. Các xu hướng phát triển của chuyên ngành Tim mạch | 14 |
C. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch | 16 |
1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được | 17 |
2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được | 18 |
Chương II: ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG MỘT BỆNH NHÂN TIM MẠCH | 21 |
A. Giới thiệu chung | 21 |
B. Đánh giá tổng thể bệnh nhân | 21 |
C. Đau ngực | 22 |
D. Các chẩn đoán phân biệt đối với đau ngực | 23 |
E. Khó thở | 24 |
F. Đánh trống ngực | 25 |
G. Ngất | 25 |
H. Đánh giá huyết áp | 26 |
I. Đánh giá nhịp tim và mạch | 27 |
J. Tiếng tim | 28 |
K. Đánh giá hô hấp | 31 |
L. Các tiếng của phổi | 32 |
Chương III: CÁC PHƯƠNG TIỆN THEO DÕI VÀ XÉT NGHIỆM THĂM DÒ THƯỜNG DÙNG TRONG TIM MẠCH | 36 |
A. Giới thiệu chung | 36 |
B. Hệ thống theo dõi tim mạch (monitor) | 36 |
C. Hệ thống theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn | 37 |
D. Các chỉ số đánh giá cung lượng tim (CO) | 39 |
E. Đường truyền tĩnh mạch trung tâm | 39 |
F. Theo dõi áp lực động mạch phổi | 41 |
G. Theo dõi áp lực động mạch phổi bít | 43 |
H. Đo bão hòa oxy qua da | 44 |
I. Khí máu động mạch | 45 |
J. Điện tâm đồ | 47 |
1. Cách đọc một chuyển đạo điện tim | 47 |
2. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo (ECG) | 47 |
3. Phân tích một điện tâm đồ (ECG) | 50 |
K. Xquang tim phổi | 51 |
L. Nghiệm pháp gắng sức | 54 |
M. Theo dõi điện tâm đồ 24 giờ (Holter ĐTĐ 24giờ) | 55 |
N. Nghiệm pháp bàn nghiêng | 55 |
O. Siêu âm tim | 56 |
P. Chẩn đoán hình ảnh khác trong tim mạch | 58 |
Chương IV: CHĂM SÓC BỆNH VAN TIM | 61 |
A. Giới thiệu chung | 61 |
B. Bệnh Hẹp van động mạch chủ (HC) | 61 |
C. Bệnh Hở van động mạch chủ (HoC) | 62 |
D. Bệnh Sa van hai lá (SHL) | 64 |
E. Bệnh Hở van hai lá (HoHL) J? | 65 |
F. Bệnh Hẹp van hai lá (HHL) | 66 |
G. Bệnh lý van động mạch phổi | 67 |
H. Bệnh lý van ba lá | 68 |
I. Điều trị ngoại khoa các bệnh van tim | 69 |
J. Các chú ý trong công tác điều dưỡng bệnh van tim | 70 |
K. Chăm sóc bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn | 71 |
1. Giới thiệu | 71 |
2. Nguyên nhân | 71 |
3. Phân loại viêm nội tâm mạc | 72 |
4. Các yếu tố nguy cơ | 72 |
5. Các tác nhân nhiễm trùng thường gặp | 73 |
6. Triệu chứng cơ năng và thực thể | 73 |
7. Chẩn đoán | 74 |
8. Điều trị | 74 |
9. Chú ý trong công tác điều dưỡng | 75 |
10. Giáo dục bệnh nhân | 76 |
Chương V: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH | 77 |
A. Bệnh động mạch vành ổn định mạn tính | 77 |
1. Giới thiệu chung | 77 |
2. Sinh lý bệnh | 77 |
3. Điều trị | 79 |
B. Hội chứng động mạch vành cấp | 80 |
1. Giới thiệu | 80 |
2. Sinh lý bệnh | 81 |
3. Phát hiện bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp | 81 |
4. Nguyên tắc chăm sóc điều dưỡng đối với tất cả bệnh nhân nghi ngờ hội chứng động mạch vành cấp | 82 |
5. Các nguyên tắc cụ thể trong chăm sóc bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp có ST chênh lên | 83 |
6. Các quy định cụ thể trong chăm sóc bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp KHÔNG có ST chênh lên | 86 |
7. Những nguyên tắc cụ thể trong chăm sóc bệnh nhân sau hội chứng động mạch vành cấp sau giai đoạn cấp | 87 |
Chương VI: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH | 89 |
A. Giới thiệu chung | 89 |
B. Nguyên nhân suy tim | 89 |
C. Phân loại suy tim | 89 |
D. Phân độ suy tim | 90 |
E. Sinh lý bệnh học | 90 |
F. Chẩn đoán suy tim | 91 |
G. Điều trị suy tim | 92 |
H. Chăm sóc điều dưỡng | 93 |
1. Theo dõi bệnh nhân suy tim | 93 |
2. Giáo dục sức khỏe bệnh nhân suy tim | 95 |
3. Chăm sóc giảm nhẹ | 95 |
I. Các dịch vụ cho suy tim | 96 |
J. Vai trò của điều dưỡng viên trong chăm sóc bệnh nhân suy tim | 96 |
Chương VII: NHỊP CHẬM VÀ TẮC NGHẼN (BLOCK)ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN TRONG TIM | 97 |
A. Giới thiệu chung | 97 |
B. Nhịp chậm xoang và bệnh lý nút xoang | 97 |
C. Block nhĩ thất | 98 |
1. Tổng quan | 98 |
2. Block nhĩ thất cấp I | 98 |
3. Block nhĩ thất cấp II | 99 |
4. Block nhĩ thất cấp III (Block nhĩ thất hoàn toàn) | 100 |
5. Block phân nhánh | 101 |
D. Điều trị nhịp chậm và block | 102 |
E. Tạo nhịp tim | 103 |
1. Các loại máy tạo nhịp | 103 |
2. Tạo nhịp thượng tâm mạc | 103 |
3. Tạo nhịp nội tâm mạc (qua đường tĩnh mạch) | 104 |
4. Tạo nhịp bên ngoài (qua da) | 104 |
5. Tạo nhịp bằng ép tim | 105 |
6. Mã tạo nhịp | 105 |
7. Chỉ định tạo nhịp tạm thời và quy trình | 105 |
8. Giáo dục bệnh nhân mang máy tạo nhịp | 112 |
9. Quản lý dài hạn bệnh nhân mang máy tạo nhịp | 113 |
10. Thay máy tạo nhịp | 113 |
Chương VIII: CÁC RỐI LOẠN NHỊP NHANH | 114 |
A. Giới thiệu chung | 114 |
^B. Nhịp tim nhanh trên thất (SVT) | 114 |
C. Rung nhĩ (AF) | 116 |
D. Cuồng nhĩ | 118 |
E. Các rối loạn nhịp thất | 119 |
F. Nhịp nhanh thất (VT) | 119 |
G. Rung thất | 121 |
H. Điều trị các loại nhịp nhanh | 121 |
I. Sốc điện (DC) chuyển nhịp | 123 |
J. Cấy ghép máy phá rung tự động (ICD) | 124 |
Chương IX: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH TIM BẨM SINH | 126 |
A. Giới thiệu chung | 126 |
B. Tuần hoàn bào thai | 126 |
C. Phân loại bệnh tim bẩm sinh | 127 |
D. Các tổn thương không tím | 127 |
E. Tổn thương có tím | 129 |
F. Các hội chứng tim bẩm sinh biểu hiện muộn | 130 |
G. Người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh | 131 |
H. Các vấn đề đi kèm với bệnh tim bẩm sinh ở người lớn | 132 |
I. Những vấn đề lưu ý trong công tác điều dưỡng đối với bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh | 133 |
Chương X: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH CƠ TIM | 134 |
A. Giới thiệu chung | 134 |
B. Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) | 134 |
C. Bệnh cơ tim giãn (BCTG) | 136 |
D. Rối loạn nhịp do bệnh cơ tim tâm thất phải (ARVC) | 138 |
E. Bệnh cơ tim hạn chế (BCTHC) | 139 |
F. Chăm sóc điều dưỡng với các bệnh cơ tim | 140 |
Chương XI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC CỦA TIM | 143 |
A. Giới thiệu chung | 143 |
B. Bệnh màng ngoài tim | 143 |
C. Viêm màng ngoài tim cấp | 144 |
D. Tràn dịch màng ngoài tim | 146 |
E. Viêm màng ngoài tim co thắt | 147 |
F. Viêm cơ tim | 148 |
G. Tim của vận động viên | 150 |
H. Ung thư tim | 150 |
Chương XII: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM MẠCH, PHÒNG NGỪA BỆNH TIM VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE TIM MẠCH | 152 |
A. Giới thiệu chung | 152 |
B. Phục hồi chức năng tim mạch | 152 |
C. Các giai đoạn của quá trình phục hồi chức năng tim | 152 |
D. Các loại hình phục hồi chức năng tim | 153 |
E. Các mô hình nâng cao sức khỏe và các giả thuyết | 154 |
F. Sự đồng thuận | 156 |
G. Kiểm soát lối sống và các yếu tố nguy cơ | 157 |
H. Cai thuốc lá ♦ | 157 |
I. Chế độ ăn | 158 |
J. Hoạt động thể lực | 159 |
K. Đánh giá về tâm lý xã hội | 160 |
Chương XIII: CẤP CỨU THƯỜNG GẶP TRONG TIM MẠCH | 161 |
A. Giới thiệu chung | 161 |
B. Đánh giá tình trạng bệnh nhân nặng | 161 |
C. Hồi sức tim phổi cơ bản (BLS) | 163 |
D. Hồi sức tim phổi nâng cao (ALS) | 166 |
E. Phá rung trong cấp cứu tim mạch | 168 |
F. Tắc động mạch phổi cấp (PE) | 168 |
G. Tràn khí màng phổi áp lực | 169 |
H. Ép tim cấp | 170 |
I. Phù phổi | 171 |
J. Sốc tim | 171 |
K. Bơm bóng ngược dòng động mạch chủ (IABPs) | 172 |
L. Các tai biến do điều trị IABP | 173 |
M. Các thiết bị hỗ trợ thất (VADs) | 175 |
N. Tách thành động mạch chủ | 176 |
Chương XIV: ĐẠI CƯƠNG TIM MẠCH CAN THIỆP TRONG BỆNH MẠCH VÀNH | 178 |
A. Giới thiệu chung | 178 |
B. Đường vào động mạch | 178 |
C. Chụp động mạch vành qua da | 179 |
1. Chăm sóc trước thủ thuật | 179 |
2. Chăm sóc sau thủ thuật | 181 |
3. Cầm máu: các thiết bị đóng mạch | 185 |
4. Các biến chứng của chụp động mạch vành | 187 |
D. Can thiệp động mạch vành qua da | 189 |
1. Nong động mạch vành bằng bóng | 189 |
2. Đặt stent động mạch vành | 189 |
3. Loại bỏ mảng xơ vữa trong lòng mạch vành | 189 |
4. Chăm sóc trước thủ thuật | 189 |
5. Chăm sóc sau thủ thuật | 189 |
6. Các biến chứng của thủ thuật can thiệp | 190 |
7. Các thuốc kết hợp với can thiệp động mạch vành qua da | 190 |
Chương XV: THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TIM | 194 |
A. Giới thiệu chung | 194 |
B. Thăm dò điện sinh lý cơ bản (EP) | 194 |
1. Điện cực thăm dò | 196 |
2. Kích thích tim theo chương trình | 196 |
C. Triệt đốt các rối loạn nhịp qua đường ống thông | 197 |
D. Các chú ý của điều dưỡng | 198 |
Chương XVI: PHẪU THUẬT TIM | 199 |
A. Giới thiệu chung | 199 |
B. Quản lý danh sách bệnh nhân chờ mổ | 199 |
iC. Đánh giá trước phẫu thuật | 200 |
D. Vô cảm | 202 |
E. Phẫu thuật | 202 |
F. Chăm sóc trong mổ | 203 |
G. Ảnh hưởng của máy tim phổi nhân tạo | 204 |
H. Giảm thời gian theo dõi và rút ống sớm - đánh giá chung sau mổ | 207 |
I. Kiểm soát huyết động | 209 |
J. Hỗ trợ hô hấp | 210 |
K. Kiêm soát dịch ra - vào - kiểm soát chảy máu | 210 |
L. Kiểm soát đau | 212 |
M. Chăm sóc thần kinh | 212 |
N. Hỗ trợ tâm lý | 213 |
O. Chăm sóc vết mổ | 213 |
P. Vấn đề dinh dưỡng | 213 |
Q. Vận động và nâng cao sức khỏe | 214 |
R. Rút ống dẫn lưu ngực | 214 |
S. Dây điện cực thượng tâm mạc | 215 |
T. Chuẩn bị cho bệnh nhân ra viện | 215 |
U. Theo dõi sau ra viện | 217 |
V. Sự phát triển của ngành phẫu thuật tim | 217 |
Chương XVII: ĐẠI CƯƠNG CÁC THUỐC THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIM MẠCH | 219 |
A. Giới thiệu chung | 219 |
B. Thuốc chống loạn nhịp | 219 |
C. Thuốc trợ tim loại glycosid | 220 |
D. Thuốc chẹn p giao cảm | 221 |
E. Thuốc chẹn kênh canxi | 222 |
F. Nitrat | 223 |
G. Thuốc giãn mạch | 224 |
H. Thuốc ức chế men chuyển (ACE) | 224 |
I. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II | 225 |
J. Thuốc vận mạch | 225 |
K. Thuốc chống đông | 227 |
L. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu | 228 |
M. Thuốc tiêu sợi huyết | 228 |
N. Thuốc giảm lipid máu nhóm Statin | 229 |
O. Thuốc lợi tiểu | 230 |