Tác giả | Tim Cambell |
ISBN | 978-604-82-6478-9 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6930-2 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2022 |
Danh mục | Tim Cambell |
Số trang | 276 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Hơn năm thập kỷ làm việc trong lĩnh vực phát triển đô thị, đầu tiên là Cố vấn của Berkeley và sau đó là Ngân hàng Thế giới ở Washington, tôi ngày càng nhận ra một lỗ hổng nghiêm trọng trong cách tiếp cận của các tổ chức phát triển đối với thành phố. Trong khi khoản vay của Ngân hàng được hoan nghênh và hỗ trợ hiệu quả cho cơ sở hạ tầng, vốn được xem là phần cứng rất quan trọng đối với sự phát triển đô thị và quốc gia, việc quản lý các quyế't định đầu tư và sự lựa chọn công của địa phương cũng quan trọng không kém, nhưng lại ít được xem xét cẩn thận hơn khi cho vay. Nhìn chung, và có lẽ không công bằng đối với một số cơ quan, các tổ chức phát triển khi chưa được tạo điều kiện để thúc đẩ’y và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm liên quan đế'n các nội dung mềm và khía cạnh quản lý của phát triển đô thị. Nâng cao năng lực cần có thời gian; nó khó khăn, đầy rẫy những trở ngại và có thể có kế't quả đảo ngược, như sự thay đổi thể chế' thường xuyên ở cấp địa phương và những thay đổi chính sách thất thường cấp quốc gia.
Tôi đã quan sát phương pháp phát triển có phần thiên vị đó trong nhiều năm. Phần cứng của cơ sở hạ tầng đi trước với một tốc độ hợp lý trong khi phần mềm quản lý đô thị thường bị phó mặc cho sự thay đổi bất thường của số phận sau khi các phái đoàn của Ngân hàng Thế giới rời khỏi đất nước này.
Với làn sóng phân quyền trong những năm 1980 và 1990, một sự thay đổi tinh tế nhưng không thể nhầm lẫn đã lộ rõ. Các quốc gia và thành phố vẫn khác xa nhau về ưu tiên và phối hợp chính sách. Nhưng các thành phố bắt đầu nhận ra nhiều điểm tương đổng gắn kết họ với nhau, và điểm chung này trở thành môi trường học hỏi và trao đổi. Các thành phố có quy mô nhất định ở bất kỳ đâu trên thế giới bắt đầu nhận ra rằng chúng thường có nhiều điểm chung với nhau hơn là với các thành phố nhỏ hơn ở đất nước của chính họ.
Khó có thể nói chính xác thời điểm xuất hiện một điểm cong trong lịch sử giao lưu giữa các thành phố, nhưng Hội nghị Liên Hợp Quốc năm 1976 tại Vancouver là một cơ hội. Cuốn sách này khám phá việc học tập ở các thành phố bắt đầu thành công sau đó; chắc chắn trao đổi theo phương ngang diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều bởi Hội nghị UN-Habitat năm 1996 tại Istanbul. Tiềm năng của hiện tượng này vẫn chỉ mới bắt đầu được công nhận trong giới chính sách và học thuật.
Cuốn sách được viết cho người hành nghề quy hoạch và kiến trúc đô thị, các nhà hoạch định chính sách và các học giả. Mặc dù tôi tin rằng tài liệu đặt ra một số câu hỏi hấp dẫn cần được nghiên cứu thêm, tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo thành phố, các thành viên của mọi tổ chức xã hội dân sự và giới doanh nhân cũng sẽ tìm thấ'y sự cộng hưởng và kích thích từ những ý tưởng được trình bày ở đây.
Tất nhiên, những ý tưởng về việc học trong các tổ chức đã có từ rất lâu, và tôi nhận thức được bổn phận phải thừa nhận tất cả những gì đã đến trước tôi. Thỉnh thoảng tôi sẽ định nghĩa lại các thuật ngữ hoặc khái niệm được phát triển bởi những nhà tư tưởng đã từng đi trên con đường này trước đây, bao gổm các nhà đô thị học của các thành phố kết nghĩa và sinh đôi: Janice Perlman và MegaCities, những người đã coi việc chuyển giao kiến thức là một chính sách và công cụ phát triển quan trọng từ lâu; Jochen Eigen và các đổng nghiệp của ông tại UN-Habitat; Josep Roig tại Metropolis; Bill Stafford tại Trade Department Alliance; Tim Honey tại Sister Cities International; và nhiều người khác nữa. Tôi hy vọng họ đã không bị gây bất công bởi các giấy phép mà tôi có trong các chương phía trước.
Phần I. Sự thay đổi vị trí của các thành phố trong kỷ nguyên phát triển đô thị | |
1. Tổng quan | 3 |
2. Sự xuất hiện chậm chạp của các thành phố học tập trong một thế giới đô thị hóa | 20 |
3. Các thành phố với tư cách là những người học tập thể: chúng ta biết gì? | 47 |
Phần II. Định hình một tầm nhìn | |
4. Một trải nghiệm các thể’ loại học tập | 63 |
5.Tìm hiểu nền kinh tế bóng tối: Học tập thành phố trong 53 thành phố | 86 |
Phần III. Nền tảng của sự học tập: Thành phố' học tập chủ động - Thành phố' cải cách | |
6. Những thành phố học tập không chính thức - Turin, Portland và Charlotte | 113 |
7. Học hỏi chuyên môn: Curitiba và các nhà nghiên cứu chiến lược về thành phố | 140 |
8. Loại hình đoàn thể: Bilbao, Seattle và những nơi khác | 167 |
9. Những đám mây của sự tin tưởng đang là xu thế mới | 183 |
Phần IV. Bí mật của kiến thức và sự thay đổi đang tăng nhanh | |
10.Suy ngẫm: Tại sao một vài thành phố học tập một số khác thì không? | 207 |
11.Đảo ngược thế giới học tập - con đường tiến lên trong chính sách và nghiên cứu | 229 |
Phụ lục 1 | 251 |
Phụ lục2 | 253 |
Phụ lục3 | 255 |
Phụ lục4 | 256 |
Phụ lục5 | 257 |