Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tính toán kết cấu liên hợp thép - BTCT theo tiêu chuẩn EUROCODE 4
4.5
3219
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Xuân Huy
ISBN978-604-82-2051-8
ISBN điện tử978-604-82-3337-2
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcNguyễn Xuân Huy
Số trang162
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Kết cấu liên hợp là sự phối hợp của hai hay một số dạng kết cấu hoặc vật liệu có những tính năng chịu lực khác nhau, đôi khi là trái ngược nhau, thành một hệ thống có khả năng chịu lực tối ưu. Việc sử dụng các vật liệu riêng sẽ không mang lại tính năng khai thác cao. Chỉ có sự phối hợp của nhiều vật liệu khác nhau thành vật liệu lai hay kết cấu liên hợp có những tính năng khai thác cao như cường độ cao, tính dẻo dai (ductility) cao, tính chống thấm và độ bền cao mới mang lại các cơ hội phát triển mới trong xây dựng. Trong kết cấu liên hợp, lợi thế chịu lực của từng kết cấu hay vật liệu thành phần tiếp tục được phát huy và không có ảnh hưởng bất lợi đến tính năng của các vật liệu hay kết cấu thành phần khác. Kết cấu liên hợp thép bê tông là loại kết cấu sử dụng kết hợp bê tông và các loại thép hình, thép tấm làm việc đồng thời. Với giải pháp kết cấu liên hợp giữa thép và bê tông cốt thép (BTCT), kích thước các cấu kiện sẽ giảm đi đáng kể, dẫn đến giảm được trọng lượng công trình. Bên cạnh đó kết cấu liên hợp này còn có nhiều ưu điểm so với kết cấu BTCT là khả năng chống ăn mòn, chịu lửa tốt, có thể sử dụng phương pháp thi công hiện đại dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Kết cấu liên hợp cũng là dạng kết cấu được ưu tiên sử dụng để phát huy tính năng của các vật liệu cường độ cao và vật liệu tính năng cao trong xây dựng hiện đại. Vì vậy, kết cấu liên hợp được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng giao thông, dân dụng.

Tại Việt Nam, dù kết cấu liên hợp đã được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng dân dụng, giao thông nhưng chưa có tiêu chuẩn tính toán cấp quốc gia cho dạng kết cấu này. Các tính toán, thiết kế vì thế vẫn dựa trên các tiêu chuẩn nước ngoài. Cuốn sách “Tính toán kết cấu liên hợp thép - bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn Eurocode 4” sẽ giới thiệu việc tính toán kết cấu liên hợp thép - BTCT theo tiêu chuẩn châu Âu Eurocode 4. Các cấu kiện cơ bản của kết cấu liên hợp thép - BTCT được trình bày chi tiết về quan niệm và phương pháp tính theo Eurocode 4 kèm theo các ví dụ áp dụng. Cấu trúc cuốn sách gồm 4 chương trong đó TS Nguyễn Hoàng Quân đảm nhiệm Chương 4, PGS. TS Nguyễn Xuân Huy đảm nhiệm các chương còn lại và đóng vai trò chủ biên.

- Chương 1: Tính toán kết cấu sàn liên hợp.

- Chương 2: Tính toán kết cấu dầm liên hợp giản đơn.

               - Chương 3: Tính toán kết cấu dầm liên hợp liên tục.

               - Chương 4: Tính toán kết cấu cột liên hợp.

Xem đầy đủ
Lời nói đầu3
Chương 1. Tính toán sàn liên hợp 
1.1. Giới thiệu chung5
1.1.1. Sàn liên hợp5
1.1.2. Các loại tôn định hình6
1.1.3. Liên kết thép - bê tông7
1.1.4. Cốt thép sàn8
1.1.5. Các quy định về thiết kế8
1.2. Ứng xử của sàn liên hợp8
1.2.1. Tương tác giữa bê tông và thép9
1.2.2. Độ cứng của sàn liên hợp10
1.2.3. Các dạng phá hoại10
1.3. Các trạng thái tính toán và tổ hợp tải trọng12
1.3.1. Giai đoạn thi công12
1.3.2. Giai đoạn sử dụng13
1.3.3. Quy định về độ trượt ở đầu nhịp14
1.4. Tính toán và kiểm tra tôn định hình14
1.4.1. Phân tích và xác định nội lực14
1.4.2. Tính toán sức kháng của tiết diện15
1.4.3. Kiểm tra15
1.5. Tính toán và kiểm tra sàn liên hợp17
1.5.1. Phân tích và xác định nội lực17
1.5.2. Tính toán sức kháng của tiết diện18
1.5.3. Kiểm tra tại trạng thái giới hạn cường độ28
1.5.4. Phương pháp liên kết một phần28
1.5.5. Kiểm tra tại trạng thái giới hạn sử dụng30
1.6. Nhận xét33
1.7. Ví dụ áp dụng33
Chương 2. Tính toán dầm liên hợp giản đơn 
2.1. Kiểm tra dầm liên hợp theo trạng thái giới hạn phá hoại47
2.2. Bề rộng có hiệu48
2.3. Phân loại mặt cắt dầm liên hợp49
2.3.1. Phân loại bản cánh nén dầm thép49
2.3.2. Phân loại bản bụng dầm thép50
2.4. Mô men giới hạn dẻo của các mặt cắt loại 1 hoặc 251
2.4.1. Trường hợp trục trung hòa dẻo nằm trong bản bê tông52
2.4.2. Trường hợp trục trung hòa dẻo đi qua bản cánh dầm thép52
2.4.3. Trục trung hòa dẻo nằm trong bản bụng dầm thép53
2.5. Mô men giới hạn đàn hồi (mặt cắt loại 3)54
2.5.1. Dầm liên hợp có gối tựa trung gian trong nhà thông thường55
2.5.2. Dầm liên hợp có gối tựa trung gian đối với nhà công nghiệp55
2.5.3. Dầm không có gối tựa trung gian trong nhà thông thường56
2.5.4. Dầm có gối tựa trung gian đối với công trình nhà công nghiệp57
2.6. Sức kháng cắt - ảnh hưởng đến mô men giới hạn58
2.7. Neo chống cắt59
2.7.1. Đại cương59
2.7.2. Tính toán sức kháng neo63
2.8. Thiết kế liên kết của dầm đơn giản66
2.8.1. Trường hợp liên kết tuyệt đối66
2.8.2. Trường hợp liên kết một phần67
2.9. Cốt thép đai70
2.10. Trạng thái giới hạn sử dụng72
2.10.1. Tính toán độ võng72
2.10.2. Nứt bê tông73
2.11. Ví dụ áp dụng73
Chương 3. Tính toán dầm liên hợp liên tục 
3.1. Mở đầu83
3.2. Thiết kế cứng dẻo83
3.2.1. Phân tích cứng - dẻo83
3.2.2. Mô men kháng giới hạn dẻo84
3.2.3. Phân loại tiết diện theo tiêu chuẩn Eurocode 485
3.2.4. Mô men giới hạn tính toán dẻo87
3.3. Thiết kế đàn hồi89
3.3.1. Bề rộng có hiệu của bản cánh89
3.3.2. Sức kháng đàn hồi của tiết diện khi chịu mô men âm89
3.3.3. Phân bố và phân bố lại mô men uốn91
3.4. Sức kháng cắt92
3.5. Sức kháng oằn do xoắn ngang93
3.5.1. Giới thiệu93
3.5.2. Kiểm tra đơn giản94
3.6. Thiết kế liên kết đối với dầm liên tục tiết diện loại 1 và 295
3.6.1. Dầm tiết diện loại 196
3.6.2. Dầm tiết diện loại 298
3.7. Trạng thái giới hạn sử dụng đối với nứt bê tông98
3.8. Ví dụ áp dụng99
Chương 4. Tính toán cột liên hợp 
4.1. Giới thiệu127
4.2. Phương pháp tính toán128
4.3. Ổn định cục bộ của lõi thép128
4.4. Điều kiện áp dụng phương pháp tính toán đơn giản129
4.5. Sự truyền lực giữa thép và bê tông trong cột liên hợp130
4.6. Cột liên hợp chịu nén đúng tâm131
4.6.1. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén đúng tâm131
4.6.2. Tính toán cột liên hợp theo điều kiện ổn định133
4.6.3. Ví dụ cột liên hợp chịu nén đúng tâm136
4.7. Cột liên hợp chịu nén uốn đồng thời140
4.7.1. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén và chịu uốn theo một phương140
4.7.2. Cách xác định sức kháng uốn và sức kháng nén142
4.7.3. Vị trục trung hòa của một số dạng tiết diện liên hợp.143
4.7.4. Ảnh hưởng của hiệu ứng bậc hai146
4.7.5. Ảnh hưởng của lực cắt147
4.7.6. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén và chịu uốn theo một phương147
4.7.7. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén và chịu uốn theo hai phương149
4.7.8. Ví dụ cột liên hợp chịu nén - uốn150
Tài liệu tham khảo158
Chỉ mục159

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
31
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
3285