Tác giả | Phạm Trọng Mạnh |
ISBN điện tử | 978-604-82-6257-0 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2013 |
Danh mục | Phạm Trọng Mạnh |
Số trang | 155 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Quản lý đô thị là loại hình lao động đặc biệt nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của đô thị. Chính vì vậy hoạt động quản lý đô thị mang tính quyết định cho sự phát triển của mỗi đô thị và của cả mạng lưới đô thị toàn quốc.
Quản lý đô thị mang tính tổng hợp từ nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau và tuân theo quy luật phát triển khách quan. Muốn cho công tác quản lý đô thị đạt hiệu quả thì cần cố sự phối hợp của tất cả các thành viên thuộc hệ thống, đồng thời cần nhận thức và hành động theo đúng quy luật vận động.
Công tác quản lý đô thị ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ chuyên môn khá vững nhưng sự phối hợp trong công tác quản lý còn chưa phát huy hết những tiềm năng vốn có.
Năm 1999 hộ môn Quản lý đô thị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã biên soạn và xuất bản cuốn Khoa học quản lý. Nhằm từng bước cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về quản lý đô thị một cách có hệ thống, lần này tác giả biên soạn và giới thiệu tiếp cuốn Quản lý đô thị theo quan điểm của lý thuyết hệ thống Nội dung cuốn sách đề cập đến những khái niệm cơ bản nhất về quản lý đô thị. Trong đó nội dung quản lý quy hoạch xây dựng đô thị được trình bày tương đối tổng quát. Những nội dung khác (như quản lý hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà đất) sẽ được trình bày kỹ hơn ở các cuốn sách khác.
Lời nói đầu Chương 1. Tổng quan về quản lý đô thị | 3 5 |
1.1. Khái niệm chung | 6 |
1.2. Mục đích, vai trò và đối tượng của quản lý đô thị | 8 |
1.3. Những nộị dung chủ yếu của công tác quản lý đô thị | 11 |
1.4. Cơ cấu hệ thống quản lý đô thị | 26 |
1.5 Thực trạng về quản lý đô thị ở Việt Nam | 34 |
Chương 2. Những nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong quản lý đô thị | 41 |
2.1. Những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý đô thị | 43 |
2.2. Phương pháp cơ bản quản lý đô thị | 51 |
2.3. Kỹ năng và nghệ thuật quản lý đô thị | 60 |
2.4. Quyết định trong quản lý đô thị | 63 |
Chương 3. Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị | 67 |
3.1. Thiết lập môi trường pháp lý về quản lý quy hoạch đô thị | 69 |
3.2. Quản lý việc lập đồ án thiết kế quy hoạch | 73 |
3.3. Quản lý việc xét duyệt đồ án quy hoạch | 98 |
3.4. Quản lý việc cải tạo và xây dựng các công trình theo quy hoạch đô thị | 103 |
3.5. Quản lý kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị | 111 |
3.7. Quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị | 114 |
3.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm | 118 |
Chương 4. Quản lý đất và nhà đô thị | 120 |
4.1. Khái niệm chung về quản lý đất và nhà đô thị | 120 |
4.2. Quản lý đất đô thị | 125 |
4.3. Quản lý nhà đô thị | 137 |
Chương 5. Quản lý đô thị trên các lĩnh vực khác | 143 |
5.1. Quản lý đô thị trên các lĩnh vực hạ tầng xã hội | 143 |
5.2. Quản lý phát triển kinh tế đô thị | 150 |
5.3. Quản lý an toàn đô thị | 151 |
Tài liệu tham khảo | 153 |