Tác giả | Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ Môn Phục Hồi Chức Năng |
Nhà xuất bản | Nhà xuất bản Y học |
ISBN | 978-604-66-5047-8 |
ISBN điện tử | 978-604-66-4146-9 |
Khổ sách | 19 x 27cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ Môn Phục Hồi Chức Năng |
Số trang | 361 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng là các thành phần cơ bản trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Đảng và Nhà nước. Chuyên ngành Vật lý trị liệu ở Việt Nam bắt đầu hình thành rõ từ sau hòa bình lập lại năm 1954. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975 và nước nhà được thống nhất, với sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì chuyên ngành Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng mới được hình thành rõ nét. Nhiều khoa Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng ở các bệnh viện Trung ương và bệnh viện đa khoa tỉnh được thành lập, nhiều nhà nghỉ dưỡng được chuyển thành bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng vào các năm cuối thế kỷ XX. Đặc biệt chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai từ năm 1987, từ đó người khuyết tật Việt Nam được chăm sóc và phục hồi toàn diện hơn, vị thế của ngành Phục hồi chức năng được nâng lên một tầm cao mới, góp phần chăm sóc người khuyết tật trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cũng từ đó nhu cầu đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng trở thành thiết thực và cấp bách.
Bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội được thành lập ngày 28/11/1988 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Sau 27 năm thành lập. Bộ môn đã đào tạo được hàng trăm bác sĩ Định hướng chuyên khoa Phục hồi chức năng (BSĐHCK PHCN), bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ PHCN, giúp đỡ các trường Đại học và cao đẳng Y trong cả nước thành lập các bộ môn PHCN, đưa chương trình giảng dạy PHCN cho sinh viên y khoa. Các bộ môn PHCN của các trường Y ngày càng phát huy tác dụng trong sự nghiệp đào tạo cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng.
Để có tài liệu cơ bản giảng dạy cho các bác sĩ định hướng chuyên khoa Phục hồi chức năng ở các trường đại học y, được sự gợi ý và chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, chúng tôi biên soạn cuốn “Giáo trình Phục hồi chức năng cho bác sĩ định hướng chuyên khoa”. Giáo trình này được chia làm 4 phần:
Phần 1: Khái niệm chung về khuyết tật và phục hồi chức năng.
Phần 2: Phục hồi chức năng cho một số dạng tật thường gặp.
Phần 3: Một số kỹ thuật lượng giá và thực hành phục hồi chức năng.
Phần 4: Một số quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng áp dụng ở tuyến cơ sở.
Cuốn giáo trình này dùng cho các thầy cô giáo để chuẩn bị các khoá đào tạo bác sĩ định hướng chuyên khoa và cho các bác sĩ mới chuyển qua làm việc với chuyên ngành Phục hồi chức năng tham khảo. Do thời gian và chương trình đào tạo BSĐHCK PHCN ở mỗi trường đại học Y có khác nhau nên chúng tôi đề xuất những phần cơ bản nhất, đảm bảo 70% khối lượng của chương trình, 30% còn lại để các thầy cô giáo linh động bổ sung cho phù hợp với chương trình, nội dung, thời gian đào tạo và hoàn cảnh của trường mình.
MỤC LỤC | |
Lời nói đầu | 3 |
PHẦN I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHUYẾT TẬT VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG | |
Bài 1: Định hướng và giải pháp phát triển phục hồi chức năng ở Việt Nam | 9 |
Bài 2: Các khái niệm liên quan đến khuyết tật | 20 |
Bài 3: Phục hồi chức năng | 26 |
Bài 4: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng | 31 |
Bài 5: Các phương thức vật lý trị liệu | 42 |
Bài 6: Vận động trị liệu | 62 |
Bài 7: Các phương thức phục hồi chức năng | 68 |
Bài 8: Các khuyết tật thứ phát thường gặp và biện pháp phòng ngừa | 82 |
Bài 9: Khám và lượng giá người khuyết tật | 86 |
PHẦN II: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LÂM SÀNG MỘT SỐ DẠNG TẬT THƯỜNG GẶP | |
Bài 10: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não | 96 |
Bài 11: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tuỷ sống | 107 |
Bài 12: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng | 113 |
Bài 13: Phục hồi chức năng trong một số bệnh khớp và mô mềm | 119 |
Bài 14: Phục hồi chức năng cho người bị tâm thần | 126 |
Bài 15: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị bỏng | 131 |
Bài 16: Phát hiện các khuyết tật bẩm sinh thường gặp | 136 |
Bài 17: Phục hồi chức năng cho trẻ trật khớp háng bẩm sinh | 154 |
Bài 18: Phục hồi chức năng cho trẻ em bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh | 158 |
Bài 19: Phục hồi chức năng cho trẻ bại não | 164 |
Bài 20: Phục hồi chức năng cho trẻ vẹo cột sống | 173 |
Bài 21: Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ | 182 |
Bài 22: Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ | 194 |
Bài 23: Phục hồi chức năng cho trẻ khó khăn về nghe nói | 203 |
Bài 24: Phục hồi chức năng cho trẻ nói ngọng | 207 |
Bài 25: Phục hồi chức năng cho trẻ nói lắp | 211 |
Bài 26: Phục hồi chức năng cho trẻ chậm nói | 214 |
PHẦN III: MỘT SỐ KỸ THUẬT LƯỢNG GIÁ VÀ THỰC HÀNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG | |
Bài 27: Kỹ thuật đo tầm vận động khớp | 218 |
Bài 28: Kỹ thuật thử cơ bằng tay | 226 |
Bài 29: Thực hành các bài tập theo tầm vận động khớp | 247 |
Bài 30: Thực hành phục hồi chức năng chấn thương tuỷ sống | 260 |
Bài 31: Chăm sóc phục hồi loét da, đường tiểu, đường ruột ở người bị tổn thương tủy sống | 268 |
Bài 32: Kỹ thuật phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não | 273 |
Bài 33: Kỹ thuật tập theo tầm hoạt động khớp và tập kéo dãn ở trẻ em | 298 |
Bài 34: Phục hồi chức năng đau dây thần kinh toạ | 303 |
PHẦN IV: Một số quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng ÁP DỤNG Ở TUYẾN CƠ SỞ | 312 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 358 |