Tác giả | Phạm Văn Trung |
ISBN | 978-604-82-7191-6 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3622-9 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2023 |
Danh mục | Phạm Văn Trung |
Số trang | 166 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, mạnh mẽ, bảo mật và là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Ngôn ngữ lập trình Java ra đời từ dự án của nhóm Green của Sun nhằm phát triển một ngôn ngữ cho các thiết bị số như tivi, điện thoại… James Gosling, Mike Sheridan, và Patrick Naughton khởi động dự án vào tháng 6 năm 1991, và chính thức công bố rộng rãi vào năm 1995.
Hiện nay, học phần lập trình Java căn bản đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở các bậc học chương trình đào tạo cử nhân thông tin. Để tạo điều kiện thuận lợi về tài liệu học tập cho sinh viên, cuốn sách “Lập trình Java căn bản” được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Java; kiến thức về lập trình hướng đối tượng, xử lý biệt lệ, lập trình đa luồng, các luồng vào/ra, lập trình Form với Swing và kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) với Java. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp thêm các lớp tiện ích hỗ trợ lập trình cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Java.
Cuốn sách được trình bày gồm 8 chương:
Chương 1 - Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java: Giới thiệu lịch sử hình thành ngôn ngữ lập trình Java, các đặc trưng ngôn ngữ lập trình Java, các loại chương trình Java, các khái niệm cơ bản trong lập trình Java.
Chương 2 - Lập trình hướng đối tượng với Java: Giúp người học biết cách xây dựng lớp đối tượng trong Java, bao gồm cách xây dựng hàm khởi tạo, khai báo thuộc tính, xây dựng các phương thức cần thiết cho lớp và giới thiệu các quy ước đặt tên, giải thích các từ khóa trong lập trình Java.
Chương 3 - Lập trình hướng đối tượng nâng cao với Java: Giúp người học nắm được kỹ thuật lập trình nâng cao với Java, bao gồm kỹ thuật kế thừa trong lập trình Java, xây dựng lớp trừu tượng, phương thức trừu tượng, xây dựng Interface. Giới thiệu quan hệ giữa các đối tượng kế thừa trong lập trình Java.
Chương 4 - Lập trình đa tuyến với Java: Giới thiệu về kỹ thuật đa luồng và các phương pháp lập trình đa luồng bằng ngôn ngữ lập trình Java.
Chương 5 - Điều khiển biệt lệ và các lớp tiện ích: Giới thiệu quy trình phương pháp xử lý biệt lệ đối với ngôn ngữ lập trình Java và giới thiệu một số lớp tiện ích thông dụng trong ngôn ngữ lập trình Java.
Chương 6 - Vào/Ra trong Java: Giới thiệu các luồng vào ra chuẩn trong Java được cung cấp bởi thư viện Java.io và cách đọc ghi dữ liệu lên file.
Chương 7 - Lập trình giao diện với Swing: Giới thiệu các khái niệm về vật chứa (Container), các phần tử chứa trong vật chứa (Component), các cách bố trí các phần tử trong vật chứa (Layout), xử lý sự kiện trong lập trình giao diện với Swing.
Chương 8 - Làm việc với cơ sở dữ liệu: Giới thiệu phương pháp làm việc với CSDL trong Java, bao gồm: giới thiệu database URL, database driver, quy trình làm việc với CSDL trong Java.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình java | |
1.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình java | 5 |
1.2. Một số đặc điểm chính của ngôn ngữ lập trình java | 6 |
1.3. Chương trình java đơn giản | 7 |
1.4. Biên dịch và chạy chương trình java | 9 |
1.5. Cơ bản về ngôn ngữ java | 10 |
1.6. Tổng kết chương 1 | 23 |
Bài tập | 23 |
Chương 2. Lập trình hướng đối tượng với java | |
2.1. Một số khái niệm | 25 |
2.2. Quy ước đặt tên trong java | 26 |
2.3. Đối tượng và lớp đối tượng | 26 |
2.4. Nạp chồng phương thức, ghi đè phương thức | 39 |
2.5. Hàm khởi tạo | 41 |
2.6. Tổng kết chương 2 | 43 |
Bài tập | 43 |
Chương 3. Lập trình hướng đối tượng nâng cao với java | |
3.1. Kế thừa trong java | 45 |
3.2. Quan hệ giữa các đối tượng trong kế thừa | 48 |
3.3. Lớp trừu tượng và phương thức trừu tượng | 49 |
3.4. Interface | 51 |
3.5. Tổng kết chương 3 | 53 |
Bài tập | 53 |
Chương 4. Lập trình đa tuyến trong java | |
4.1. Giới thiệu về tuyến trình và đa tuyến trình | 55 |
4.2. Vòng đời của tuyến | 55 |
4.3. Tạo tuyến trong java | 56 |
4.4. Độ ưu tiên tuyến | 57 |
4.5. Lập lịch cho tuyến | 58 |
4.6. Tuyến ngầm | 58 |
4.7. Đồng bộ hóa tuyến | 58 |
4.8. Tổng kết chương 4 | 66 |
Bài tập | 66 |
Chương 5. Điều khiển biệt lệ và các lớp tiện ích | |
5.1. Điều khiển biệt lệ | 68 |
5.2. Các lớp tiện ích | 74 |
5.3. Java collection | 83 |
5.4. Tổng kết chương 5 | 99 |
Bài tập | 99 |
Chương 6. Nhập - xuất trong Java | |
6.1. Giới thiệu luồng vào ra | 101 |
6.2. Luồng byte | 101 |
6.3. Luồng nhập - xuất đối tượng | 107 |
6.4. Luồng nhập - xuất dữ liệu sơ cấp | 108 |
6.5. Luồng nhập - xuất ký tự | 109 |
6.6. File truy cập ngẫu nhiên | 112 |
6.7. Tổng kết chương 6 | 113 |
Bài tập | 113 |
Chương 7. Java Swing | |
7.1. Giới thiệu về Java Swing | 115 |
7.2. Layout và quản lý layout | 130 |
7.3. Xử lý sự kiện | 134 |
7.4. Thực đơn (menu) | 137 |
7.5. Tổng kết chương 7 | 140 |
Bài tập | 141 |
Chương 8. Kết nối cơ sở dữ liệu | |
8.1. Giới thiệu về JDBC | 143 |
8.2. Kết nối CSDL với JDBC | 146 |
8.3. JDBC nâng cao | 154 |
8.4. Tổng kết chương 8 | 161 |
Bài tập | 162 |
Tài liệu tham khảo | 164 |