ISBN điện tử | 1177-2012CXB37-124NN |
Khổ sách | 20.5 x 29.7 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2012 |
Số trang | 76 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Các loài cam, chanh, quýt, bưởi, chanh yên, phật thủ, quýt cảnh đều thuộc họ cam Rutaceae, họ phụ cam quýt Aurantoideae, chi Citrus.
Cam, quýt, bưởi và chanh thuộc loại quả tươi cao cấp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6 - 12% đường (chủ yếu là đường saccaroza - đường mía), hàm lượng vitamin C có từ 40 - 90mg/100g tươi; các axít hữu cơ từ 0,4 - 1,2%, trong đó có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm.
Quả cam quýt dùng để ăn tươi, làm mứt, chế nước giải khát và chữa bệnh. Tinh dầu cất từ vỏ quả, lá, hoa được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Đặc biệt là chanh yên (một loại cây mọc hoang dại trong rừng núi vùng Đông Bắc nước ta) từ 1 tấn quả có thể cất được 67 lít tinh dầu (1 kg tinh dầu chanh yên giá 300 USD, tương đương với 1 tấn gạo).
Từ xa xưa, các loại quả thuộc chi Citrus đã được dùng nhiều trong y học dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới. Lê Quý Đôn đã viết trong “Vân đài loại ngữ” như sau: “Quýt vàng là thượng phẩm, quýt đỏ, quýt vá, quýt cát là hạ phẩm, vỏ quýt có tính khoan trung, hạ khí, hạ đờm tiêu ích...” Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng nhiều quả quýt non phơi khô trong các bài thuốc “Dương án” của mình (“Dương án âm án” và “Thượng kinh ký sự” của Hải Thượng Lãn Ông). Từ thế kỷ thứ XVI các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã tìm thấy tác dụng phòng ngừa bệnh dịch hạch, trị bệnh phổi và chảy máu dưới da của các loại quả thuộc chi Citrus. Ở Mỹ, năm 1938, các nhà y học đã dùng quả cam quýt kết hợp với Insulin trị bệnh đái đường. Ở nước Nga, việc sử dụng các loại quả có múi trong y học dân gian được bắt đầu từ thế kỷ XI.
LỜI NÓI ĐẦU | ix |
Chương 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ QUẢ CAM QUÝT Ở NƯỚC TA VÀ TRÊN THẾ GIỚI | 1 |
Chương 2: NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY CAM QUÝT | 5 |
I. NGUỒN GỐC | 6 |
II. PHÂN LOẠI CAM QUÝT | 6 |
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ HÌNH THÁI | 11 |
Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAM QUÝT | 21 |
I. NHIỆT ĐỘ | 22 |
II. ÁNH SÁNG | 23 |
III. NƯỚC | 23 |
IV. GIÓ | 24 |
V. ĐẤT VÀ CHẤT DINH DƯỠNG | 24 |
Chương 5: CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG CAM QUÝT | 27 |
I. CHỌN GIỐNG | 28 |
1.1. Phương hướng và phương pháp chọn giống cam quýt | 28 |
1.2. Các giống cam, quýt, chanh, bưởi | 35 |
II. NHÂN GIỐNG CAM QUÝT | 47 |
2.1. Vườn ươm | 47 |
2.2. Các phương pháp nhân giống Kỹ thuật chọn tạo và trồng cây cam quýt phẩm chất tốt, năng suất cao | 49 |
Chương 6: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT | 59 |
I. BÓN PHÂN CHO CAM QUÝT | 61 |
II. TƯỚI NƯỚC | 63 |
III. PHÒNG TRỪ SÂU VÀ BỆNH HẠI CAM QUÝT | 64 |
Sâu vẽ bùa (Phyllosnistis citrella). | 64 |
Sâu đục thân, đục cành (Anoplophora chinensis) | 64 |
Nhện đỏ (Paratetranychus citri) | 64 |
Nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus Ashm) | 64 |
Rệp cam | 65 |
Ruồi đục quả (Dacus dorsalis Hendel) | 65 |
Bệnh chảy gôm (Phytophthora citropthora) | 65 |
Các bệnh virus Exocortis, Greening, Tristeza và Pxoroxis. | 65 |
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC KHÁC | 66 |