Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Cơ sở thiết kế công trình chịu động đất
4.5
3478
Lượt xem
5
Lượt đọc
Tác giảHoàng Nam
ISBN978-604-82-5702-6
ISBN điện tử978-604-82-6129-0
Khổ sách17,5 x 25 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcHoàng Nam
Số trang162
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái đất và phát sinh ra sóng địa chấn.

Một trong những trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử thế giới là động đất Thiểm Tây năm 1556 với hơn 830,000 người thiệt mạng. Động đất Đường Sơn năm 1976 là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, giết chết 240,000 - 650,000 người. Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất với con người. Do vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Năm 1923, tại Việt Nam xảy ra trận động đất 6.1 độ Richter ở vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro. Ngoài ra, còn có hai trận động đất mạnh được ghi nhận là động đất Điện Biên năm 1935 với cường độ 6.75 độ Richter, và động đất Tuần Giáo năm 1983 với cường độ 6.8 độ Richter. Nhằm đảm bảo tính an toàn cho nhà ở và các công trình xây dựng (đặc biệt là các công trình lớn, nhà cao tầng...) khi có động đất xảy ra, việc nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học về tải trọng động đất tác dụng lên kết cấu cũng như các hệ quả do tác động này gây ra là việc làm rất quan trọng và cần thiết.

Cuốn sách "Cơ sở thiết kế công trình chịu động đất" của Tiến sĩ Hoàng Nam được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực Động đất. Cuốn sách có giá trị trong công tác giảng dạy ở bậc đại học, sau đại học cho các chuyên ngành Xây dựng. Ngoài ra, đây còn là tài liệu tham khảo uy tín cho các kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu liên quan đến công tác tính toán thiết kế, biên soạn tiêu chuẩn về công trình chịu tải trọng động đất.

Tác giả đã biên soạn sách từ nhiều nguồn tư liệu như TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất” nay là TCVN 9386:2012, các tài liệu thống kê nghiên cứu trong nước, tài liệu nước ngoài uy tín của các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu... mang đến cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về động đất học công trình. Cuốn sách bao gồm cả kiến thức tổng quát như cơ chế phát sinh, sóng, độ lớn, phân tích nguy cơ cho đến chi tiết các nguyên tắc, cách tính toán thiết kế công trình chịu động đất; tổng kết mỗi chương đều có các bài tập thực hành đầy tính ứng dụng và thiết thực. Các nội dung trong giáo trình này đều có ý nghĩa khoa học và độ tin cậy cao.

Cuốn sách dày hơn 150 trang, gồm 4 Chương và 2 Phụ lục. Trong đó, Chương 1 trình bày những khái niệm cơ bản nhất của động đất học công trình. Chương 2 đề cập đến phương pháp phổ biến nhất hiện nay áp dụng cho phân tích nguy cơ động đất. Chương 3 nói về quan điểm hệ kết cấu chịu tải trọng động đất. Cuối cùng, Chương 4 là chương về thiết kế công trình chịu động đất. Bên cạnh đó, các Phụ lục bổ sung kiến thức về chu kỳ lặp động đất, về quá trình và phân bố Poisson để giúp người đọc và người học hiểu rõ hơn về các nội dung trình bày ở các chương trong tài liệu. Có thể nói, cuốn sách trình bày gần như đầy đủ các kiến thức cơ bản và chuyên sâu, cần thiết cho những ai quan tâm đến lĩnh vực động đất học công trình.

Cuốn sách được biên soạn công phu với ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu. Chất lượng các hình vẽ, bảng biểu rõ ràng, cùng các ví dụ sinh động giúp sinh viên có thể tự học, cũng như các kỹ sư kết cấu có thể đọc và áp dụng trong tính toán tải trọng động đất, thiết kế công trình chịu động đất trong thực tế Việt Nam.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời giới thiệu 

5

Lời nói đầu 

7

Chương 1. Động đất học công trinh

 

1.1. Định nghĩa 

10

1.2. Cơ chế phát sinh

13

1.2.1. Thuyết kiến tạo mảng 

13

1.2.2. Phay địa chất

19

1.3. Sóng động đất

23

1.3.1. Các dạng sóng động đất

23

1.3.2. Định vị tâm chấn

24

1.4. Độ lớn động đất

26

1.4.1. Cường độ động đất 

26

1.4.2. Biên độ động đất

29

1.4.3. Liên hệ tần số xảy ra động đất và biên độ động đất 

34

1.4.4. Tiền chấn và dư chấn

37

Ôn tập chương 1 

39

Tài liệu tham khảo

41

Chương 2. Phân tích nguy cơ động đất

 

2.1. Nguyên lý thiết bị ghi nhận động đất 

44

2.1.1. Bộ dò gia tốc và bộ dò chuyển vị 

44

2.1.2. Bản ghi động đất

48

2.1.3. Quy luật suy giảm đỉnh gia tốc nền 

51

2.2. Phân tích nguy cơ động đất 

52

2.2.1. Bản đồ phân vùng nguy cơ động đất -

 

Phương pháp Cornell 1968

54

2.2.2. Vi phân vùng động đất

61

Ôn tập chương 2 

63

Tài liệu tham khảo

64

Chương 3. Hệ đàn hồi chịu tải động đất

 

3.1. Động lực học hệ một bậc tự do 

67

3.1.1. Phương trình của hệ có nền chuyển động

67

3.1.2. Các đặc trưng dao động 

69

3.1.3. Phản ứng đối với tải điều hòa 

71

3.1.4. Phản ứng đối với tải xung và khái niệm phổ phản ứng 

74

3.1.5. Phản ứng đối với tải bất kỳ

79

3.2. Tải động đất và phổ phản ứng 

81

3.2.1. Phổ chuyển vị D 

81

3.2.2. Phổ phản ứng D-V-A kết hợp

84

3.2.3. Phổ phản ứng D-V-A chuẩn hóa 

87

3.3. Phổ thiết kế đàn hồi 

91

3.4. Hệ nhiều bậc tự do chịu động đất

95

3.4.1. Phương trình chuyển động

95

3.4.2. Phân tích dạng 

99

3.4.3. Phương trình tọa độ suy rộng 

103

3.4.4. Phản ứng hệ nhiều bậc tự do

105

Ôn tập chương 3 

109

Tài liệu tham khảo

112

Chương 4. Thiết kế công trình chịu động đất

 

4.1. Yêu cầu thiết kế

113

4.2. Quan hệ lực - chuyển vị của hệ không đàn hồi 

115

4.2.1. Vòng trễ và tỉ số cản tương đương 

116

4.2.2. Các mô hình lý tưởng hóa quan hệ lực - chuyển vị

119

4.3. Phổ thiết kế không đàn hồi 

122

4.3.1. Phản ứng của hệ không đàn hồi

122

4.3.2. Phổ thiết kế không đàn hồi 

128

4.3.3. Hệ số ứng xử

131

4.4. Phân tích đẩy dần 

134

4.4.1. Thiết lập đồ thị khả năng biến dạng 

135

4.4.2. Thiết lập đồ thị yêu cầu 

140

4.4.3. Xác định chuyển vị mục tiêu

142

Ôn tập chương 4 

145

Tài liệu tham khảo

147

Phụ lục A. Chu kỳ lặp động đất

149

Phụ lục B. Quá trình Poisson và phân bố Poisson 

151

Đáp án ôn tập chương

157

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
31
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
3285