Tác giả | Phạm Sỹ Lăng |
ISBN điện tử | 978-604-60-2317-3 |
Khổ sách | 20,5 x 29,7 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2015 |
Danh mục | Phạm Sỹ Lăng |
Số trang | 570 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Nông dân Việt Nam có tập quán chăn nuôi gia cầm từ lâu đời, chủ yếu là gà, vịt, ngan... được chăn nuôi rộng rãi ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước từ vùng đồng bằng, ven biển đến vùng trung du và miền núi. Gà, vịt, ngan ở các địa phương có chu kỳ chăn nuôi ngắn, lại có thể kiếm thức ăn (khi chăn thả tự do), tăng trọng nhanh đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình và cải thiện bữa ăn của người nông dân.
Cùng với việc chăn nuôi gia cầm, người nông dân đã phối hợp với cán bộ thú y địa phương phát hiện bệnh, áp dụng các kỹ thuật và kinh nghiệm dân gian phòng trị bệnh bảo vệ đàn gia cầm. Nhiều thập kỷ trước đây, do thiếu phương tiện kỹ thuật để chẩn đoán và phòng trị bệnh kịp thời cho đàn gia cầm, nên các bệnh gia cầm còn xảy ra rải rác quanh năm khiến cho tỷ lệ chết của gia cầm bệnh cao và chất lượng đàn gia cầm nội còn thấp, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh trung du và miền núi. Theo kết quả điều tra ở 15 tỉnh đại diện trong toàn quốc của Cục Thú y (1998) thì tỷ lệ chết từ khi nở đến trưởng thành của đàn gia cầm (gà, vịt) là 15 - 30%.
Trước thực trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã coi việc phát triển và bảo vệ đàn gia cầm là một trong các khâu trọng tâm của ngành nông nghiệp; đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Chăn nuôi, Viện Thú y phối hợp với các cấp chính quyền nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ mới như nâng cao chất lượng thức ăn, chọn lọc và nâng cao chất lượng của các giống gia cầm nội, nhập nội, các giống gà, vịt, ngan. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu (bão lụt, hạn hán...) mà nước ta là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất nên đã làm giảm số lượng và chất lượng thức ăn, gây tác động xấu đến môi trường chăn nuôi và làm suy giảm sức khỏe của đàn gia cầm. Do vậy dịch bệnh gia cầm đã xảy ra ở nhiều địa phương như: Bệnh Newcastle, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt, Gumboro, Marek, viêm khí quản truyền nhiễm, hội chứng giảm đẻ (EDS76)..., gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi gà công nghiệp và gà thả vườn ở nhiều địa phương, gây tổn thất kinh tế lớn cho chăn nuôi gia cầm. Đặc biệt dịch cúm gia cầm bùng phát vào tháng 12/2003 đã gây đại dịch cho gia cầm và lây nhiễm sang người gây thiệt hại rất lớn cho chăn nuôi gia cầm và kinh tế nông nghiệp. Chỉ tính riêng đợt 1 dịch cúm A/H5N1 (2003 - 2005) đã làm tổn thất 49,4 triệu gia cầm, trong đó 70% là gà.
vii | |
LỜI GIỚI THIỆU | xi |
Tóm tắt cuốn sách BỆNH GIA CẦM Ở VIỆT NAM | xv |
Summary of Book DISEASES OF POULTRY IN VIETNAM | xix |
Chương I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH GIA CẦM Ở VIỆT NAM | 1 |
Chương II. BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM | 15 |
A. BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUS Ở GIA CẦM. | 16 |
B. BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VI KHUẨN Ở GIA CẦM | 183 |
Chương III. BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở GIA CẦM | 273 |
A. BỆNH ĐƠN BÀO KÝ SINH | 274 |
B. BỆNH GIUN TRÒN KÝ SINH Ở GIA CẦM | 304 |
C. BỆNH SÁN DÂY Ở GIA CẦM | 344 |
D. BỆNH SÁN LÁ GIA CẦM | 367 |
E. BỆNH CÔN TRÙNG KÝ SINH Ở GIA CẦM | 388 |
Chương IV. BỆNH DINH DƯỠNG VÀ ĐỘC CHẤT Ở GIA CẦM | 395 |
A. BỆNH DO DINH DƯỠNG | 396 |
B. BỆNH DO VI NẤM VÀ ĐỘC CHẤT | 435 |
Phụ lục | 463 |
Tài liệu tham khảo | 539 |