Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bộ công cụ mới
4.5
804
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảFrancis Bacon
ISBN9786049434549
ISBN điện tử9786043402056
Khổ sách11 x 17 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcFrancis Bacon
Số trang492
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

1.Tác giả

Francis Bacon (12/1/1561 – 9/4/1626): nhà triết học, chính khách người Anh. Ông được biết đến là một nhân vật quan trọng của Cuộc cách mạng khoa học và được xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy nghiệm và phương pháp quy nạp khoa học.

2. Lời nói đầu

Những người dám nói về tự nhiên như một đối tượng đã được nghiên cứu - họ làm điều đó là do quá tự tin hoặc do háo danh và thói quen thuyết giáo - đã gây ra một tổn thất to lớn cho triết học và cho các khoa học. Bởi vì, họ mạnh mẽ tới mức nào trong việc buộc người khác phải tin vào mình thì họ cũng thành công tới mức đó trong việc chặn đứng và bóp chết công việc nghiên cứu. Họ không hẳn đã mang lại lợi ích nhờ các năng lực của mình, mà chủ yếu gây ra tổn thất do đã lãng phí và giết chết năng lực của những người khác. Còn những người đi theo con đường đối lập và nhất quyết khẳng định rằng chúng ta không thể nhận thức được một cái gì cả đã đi tới sự tin tưởng ấy do họ căm ghét các nhà ngụy biện thời cổ đại, hoặc là do tinh thần yếu ớt, hay thậm chí là do có một kiểu thông thái nào đó, đã viện dẫn những lí do không nên coi thường. Tuy nhiên, trong ý kiến của mình, họ không xuất phát từ các cơ sở chân thực, và khi bị khát vọng và lòng nhiệt tình lôi cuốn về phía trước thì họ lại đi quá xa. Những người Hi Lạp cổ nhất (mà tác phẩm của họ đã bị thất lạc) giữ một lập trường hợp lí hơn giữa những phán đoán dứt khoát đầy tự tin và thái độ thất vọng. Mặc dù họ thường kêu ca và phàn nàn về khó khăn trong việc nghiên cứu và về sự bí ẩn của các sự vật, song cắn răng chịu đựng, họ không ngừng vươn tới mục đích và thử nghiệm giới tự nhiên. Như đã rõ, họ cho rằng vấn đề này (nghĩa là việc có thể nhận thức được một cái gì đó hay không) được giải quyết không phải bằng tranh luận mà bằng kinh nghiệm. Nhưng, khi chỉ biết đến sức mạnh của lí tính, cả họ cũng không dựa vào các quy tắc, mà vẫn thường trông cậy vào tư duy sắc sảo, vào tính năng động và tính tích cực của trí tuệ.

3. Trích dẫn 

“Lí tính của con người sử dụng mọi thứ để bảo vệ và nhất trí với điều mà một khi nó đã thừa nhận, hoặc là vì đó là đối tượng của niềm tin chung, hoặc là vì nó ưa thích điều đó. Sức mạnh và số lượng các sự kiện lại chứng tỏ cho điều ngược lại, dù đó có là gì đi chăng nữa thì lí tính hoặc không để ý tới chúng, hoặc coi thường chúng, hoặc loại bỏ và bác bỏ chúng nhờ những sự phân định với lời cảnh báo thái quá và thô thiển để cho tính đáng tin cậy của các kết luận trước đây không bị loại bỏ. Và, do vậy, người trả lời đúng là người khi mà ta chỉ cho người đó thấy hình ảnh trong đền của những người được cứu thoát khỏi nạn đắm tàu nhờ nói ra lời thề nguyền và được đáp lại, lại hỏi tiếp: "Vậy đâu là hình ảnh của những người đã chết sau khi nói ra lời thề nguyền?"[1]. Đó dường như là cơ sở của mọi sự mê tín - trong thiên văn học, trong giấc mơ, trong niềm tin, trong tiên tri, v.v. Huyễn hoặc mình bằng điều hư ảo như vậy, con người chỉ nhận thấy sự kiện đã diễn ra mà không để ý tới cái đã lừa mình, cho dù nó thường xảy ra hơn nhiều. Sai lầm này còn thâm nhập sâu sắc hơn nữa vào triết học và vào các khoa học. Trong chúng, điều một lần nữa đã được thừa nhận, sẽ tiêm nhiễm và khống chế những điều khác (mặc dù những điều khác là tốt hơn và vững chắc hơn nhiều). Ngoài ra, thậm chí cả sự thiên vị và sự hư ảo mà chúng tôi chỉ ra đó cũng không có, thì lí tính con người vẫn quen mắc sai lầm là nó ngả theo các luận cứ khẳng định hơn là các luận cứ phủ định, trong khi đó thì đáng ra nó phải có thái độ như nhau đối với chúng; hơn nữa, thậm chí luận cứ phủ định có sức mạnh lớn hơn trong việc xây dựng mọi tiên đề chân thực.”

(Trích Cách ngôn về việc giải thích giới tự nhiên và về vương quốc của con người)

 

[1] Câu chuyện về người vô thần, xem trong Cicero, On the Nature of the Gids, III, 37 và Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers, VI, 59.

Xem đầy đủ

Lời nhà xuất bản 

Lời nói đầu

Cách ngôn về việc giải thích giới tự nhiên và về vương quốc của con người

Cuốn sách cách ngôn thứ hai về việc lí giải giới tự nhiên hay về vương quốc của con người

Bảng chỉ mục tên riêng                                                    

Bảng chỉ mục vấn đề 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
31
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
3285