Tác giả | Trần Văn Vỹ |
ISBN điện tử | 978–604–60–1771–4 |
Năm xuất bản (tái bản) | 2014 |
Danh mục | Trần Văn Vỹ |
Số trang | 62 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus đã được nhập vào nuôi ở nước ta từ hơn 45 năm nay. Sau một thời kỳ nuôi rộ cá rô phi đen vào những năm 1960-1970, do cá mắn đẻ lại không khống chế được quá trình sinh sản tự nhiên của cá, mặt khác người nuôi cung cấp không đủ thức ăn cho cá nên cỡ cá nhỏ dần, giá trị thương phẩm rất thấp; thậm chí nhiều nơi chỉ dùng để làm thức ăn chăn nuôi.
Sau ngày giải phóng miền Nam, cá rô phi vằn Oreochromis niloticus được chuyển từ miền Nam ra nuôi ở các tỉnh phía Bắc và đã được người tiêu dùng rất ưa chuộg do cá lớn nhanh, quy cỡ cá lớn, đẻ thưa và đẻ ít hơn... Nhưng sau đó, do trình độ quản lý giống kém, dẫn đến có sự lai tạo hỗn hợp giữa hai loài cá rô phi đen và rô phi vằn và kết quả là cá rô phi đen lại chiếm ưu thế; người tiêu dùng lại không ưa thích cá rô phi nữa.
Do mở rộng quan hệ quốc tế, từ năm 1994 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Bộ Thuỷ sản cũ, nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) liên tiếp nhận được nhiều dòng cá rô phi vằn O. niloticus thuần chủng của Ai Cập, Thái Lan, Philippins, Đài Loan và đã áp dụng nhiều công nghệ tiến bộ mới như chuyển giới tính cho cá rô phi để có giống cá rô phi đơn tính đực, tạo cá rô phi siêu đực, nhập cá rô phi xanh O.aureus... Những việc làm này đã và đang tạo ra bước chuyển biến mới về nuôi cá rô phi ở nước ta vươn lên ngang tầm với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á, một trung tâm của nghề nuôi cá rô phi trên thế giới hiện nay.
Trong cuốn sách nhỏ này về nuôi cá rô phi, tác giả đã biên tập lại có hệ thống những vấn đề chính có liên quan đến những hiểu biết mới nhất về cá rô phi và kỹ thuật nuôi loài cá này để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Lời nói đầu | 1 |
1. Nguồn gốc và phân loại cá rô phi | 3 |
2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới | 4 |
3. Nuôi cá rô phiở các nước láng giềng | 6 |
4. Cá rô phi ăn gì? | 8 |
5. Cách phân biệt cá rô phi đực, cái | 10 |
6. Cá rô phi đẻ ra trứng hay đẻ ra con? | 11 |
7. Những đặc điểm sinh sản của cá rô phi vằn | 13 |
8. Cá rô phi con ăn lẫn nhau? | 14 |
9. Cách sản xuất giống cá rô phi | 14 |
10. Cá rô phi đen | 16 |
11. Nuôi cá rô phi nào tốt hơn? | 18 |
12. Các dòng cá rô phi vằn hiện có ở nước ta | 19 |
13. Nên nuôi dòng rô phi vằn nào? | 20 |
14. Dòng cá rô phi vằn đẻ sớm sau trú đông | 21 |
15. Cá rô phi đơn tính đực | 22 |
16. Cách chuyển giới tính cho cá rô phi | 24 |
17. Những loài cá rô phi nào có thể chuyển giới tính? | 25 |
18. Nuôi cá rô phi đơn tính mà vẫn đẻ? | 27 |
19. Chuyển giới tính cá rô phi bằng cách ngâm trong hoocmôn | 28 |
20. Ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống | 29 |
21. Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm | 30 |
22. Về ảnh hưởng của hoocmôn đến người ăn cá rô phi đã qua xử lý chuyển giới tính | 32 |
23. Nuôi ghép cá rô phi với các loài cá khác | 33 |
24. Dùng cám gạo cho cá rô phi ăn | 34 |
25. Cho cá rô phi ăn thức ăn công nghiệp | 36 |
26. Nuôi cá rô phi ở gia đình | 39 |
27. Nuôi cá rô phi trên quy mô lớn | 40 |
28. Nuôi cá rô phi trong lồng đặt ở hồ chứa | 41 |
29. Ương cá rô phi trong giai cước đặt ở hồ chứa | 43 |
30. Nuôi cá rô phi ở đầm nước lợ | 44 |
31. Sản xuất cá giống rô phi và nuôi cá thịt ở ruộng lúa | 46 |
32. Nuôi cá rô phi xen vụ với nuôi tôm sú | 47 |
33. Bệnh ở cá rô phi | 48 |
34. Trú đông cho cá rô phi | 49 |
35. Triển vọng nuôi cá rô phi trong những năm tới | 50 |